Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Cấu tạo máy tiện vạn năng

Máy tiện có nhiều loại, mỗi loại đều có kích thước và cấu tạo khác nhau. Các bộ phận và chi tiết chủ yếu có thay đổi nhưng nói chung về tên gọi và tác dụng cơ bản giống nhau.
Máy tiện vạn năng bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: Thân máy, đầu máy (ụ đứng), hộp bước tiến, hộp xe dao, bàn dao và ụ động. Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như: Bộ phận truyền chuyển động ( Đai truyền, cơ cấu đảo chiều, bánh răng thay thế..), thiết bị điện, thiết bị bơm nước và làm nguội, trục trơn và trục vít me.
1. Thân máy
+ Công dụng: để đỡ ụ đứng, ụ động, bàn dao, đồng thời để ụ động và bàn dao di chuyển và di trượt trên băng máy.
+ Cấu tạo: Do hai khối dọc và gân hợp thành để tăng độ cứng vững cho thân máy. Trên thân máy có những đường gờ hình tam giác gọi là băng máy (đường dẫn trượt hình sống trâu). Băng máy được chế tạo rất chính xác và có độ nhẵn cao, cần đảm bảo độ thẳng, độ phẳng, độ song song vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của chi tiết gia công.
2.Đầu máy( ụ đứng)
+ Công dụng: Để đỡ trục chính và hộp tốc độ, gá vật gia công nhờ mâm cặp và truyền chuyển động quay cho vật gia công, thay đổi số vòng quay của vật và truyền chuyển động quay cho hộp bước tiến.
+ Cấu tạo: Hộp rỗng bằng gang đúc, bên trong có hệ thống trục, cơ cấu ly hợp, cơ cấu đảo chiều và bánh răng ăn khớp..Bên ngoài có các tay gạt để htay đổi tốc độ, chiều quay.
Trong hộp: Trục chính là chi tiết chủ yếu và quan trọng nhất trong đầu máy, trục chíng được chế tạo bằng thép vì cần có độ chính xác cao, độ cứng vững và độ chịu tải lớn, khi làm việc không được di chuyển theo hướng dọc và ngang. Trục chính truyền chuyển động quay cho vật gia công. Trục chính có lỗ thông suốt để lọt thanh thép dài, lắp và tháo mũi chống tâm khi cần thiết. Trên trục chính có lắp các bánh răng ăn khớp với các bánh răng trên trục khác và nhận chuyển động quay từ động cơ. Hai đầu trục chính được lắp các vòng bi đỡ, chặn. Tâm trục chính song song với băng máy. Nhờ các bậc bánh răng ăn khớp mà có thể thay đổi được tốc độ quay của trục chính nên người ta gọi ụ đứng là hộp tốc độ. Trong một số máy hộp tốc độ được đặt trong bệ máy dưới thân máy.
3. Hộp bước tiến
+ Công dụng: Nhận chuyển động quay từ trục chính truyền đến. Truyền chuyển động cho trục trơn và trục vít me. Thay đổi tốc độ quay của trục trơn và trục vít me ( tức là thay đổi trị số bước tiến của dao cắt khi chạy tự động, nếu máy không có hộp bước tiến thì thay đổi bước tiến của dao bằng cách thay đối bánh răng thay thế a,b,c,d trên trạc đầu ngựa).
+ Cấu tạo: Võ hộp làm bằng gang đúc, lắp trên thân máy tiện, sát dưới ụ đứng. Bên ngoài có các cơ cấu điều khiển và bảng chỉ dẫn xác định bước tiến khi tiện trơn, tiện ren ở các hệ ren khác nhau ( Ren Anh, ren hệ mét, ren modul..). Bên trong có hệ thống trục, bánh răng, cơ cấu li hợp và một số càng gạt để thay đổi trị số bước tiến ngang dọc.
4. Hộp xe dao
- Bên trong có hệ thống trục, bánh răng, trục vít, li hợp, cơ cấu đai ốc hai nữa, cơ cấu bảo hiểm khi quá tải, trục trơn và trục vít me.
+ Công dụng:
- Nhận chuyển động quay từ hộp bước tiến qua trục trơn và trục vít me biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của bàn dao khi tiện trơn, tiện ren và chuyển động tịnh tiến ngang khi tiện tự động ngang (Để khoả mặt đầu hoặc cắt đứt....).
- Giúp người thợ điều khiển cho dao tiến dọc, ngang bằng tay hoặc tự động. Thông qua cơ cấu an toàn có thể tự động ngắt các chuyển động của bàn dao khi quá tải.
+ Cấu tạo: Hộp xe dao lắp ở phía dưới bàn dao gồm có:
- Võ hộp bằng gang, bên ngoài có các tay gạt, tay quay điều khiển bàn dao
tiến dọc, tiến ngang tự động và tiến dọc tiến ngang bằng tay, tay gạt điều chỉnh để tiện ren.
5.Bàn dao
+ Công dụng: Dùng để gá dao tiện, thực hiện chuyển động tiến của dao cắt theo các hướng để cắt gọt vật gia công.
+ Cấu tạo: Bàn dao được dặt trên băng máy gồm 4 bộ phận sau:
- Bàn dao dọc: Thực hiện chuyển động tịnh tiến dọc, tự động, bằng tay ( di chuyển trên băng máy ). Nhờ đó dao có dịch chuyển song song với băng máy ( tịnh tiến dọc của dao cắt ). Phía dưới được gá hộp xe dao, phía trên có mặt trượt hình đuôi én, chế tạo có hướng vuông góc với băng máy.
- Bàn trượt ngang: thực hiện chuyển động tịnh tiến ngang tự động hoặc bằng tay. Dao nhận được chuyển động có phương vuông góc với băng máy(Tâm trục chính).Bàn trượt ngang được đắt trên bàn trượt dọc và dịch chuyển dọc trong mộng đuôi én nhờ có vít me và đai ốc bàn dao ngang. Vít quay tại chỗ , đai ốc ăn khớp với vít me(đai ốc được lắp chặt với bàn trượt ngang)di chuyển kéo theo bàn trượt ngang di chuyển. Để điều chỉnh độ rơ giữa hai mặt trượt đuôi én ta dùng thanh nêm điều chỉnh. Phía trên bàn trượt ngang gia công rãnh tròn hình chữ T gá mâm quay, trên mặt còn khắc độ từ 0o - 45o về hai phía.
- Bàn trượt dọc phụ: Được gá trên bàn trượt ngang nhờ có hai bu lông lắp vào rãnh chữ T. Chúng di chuyển với nhau trong rãnh mang cá (rãnh đuôi én) nhờ trục vít và đai ốc bàn trượt dọc phụ. Thanh nêm cũng được dùng để điều chỉnh độ rơ giữa hai mặt trượt của rãnh đuôi én.
- Giá bắt dao: Dùng để gá dao cắt.
6. Ụ động
+ Công dụng: Dùng để đỡ vật gia công dài và nặng, gá lắp một số dụng cụ cắt thông qua bạc côn, đồ gá phụ như: mũi khoan, mũi khoét, ta rô, bàn ren...
+ Cấu tạo : Gồm 3 bộ phận chính.
- Đế ụ động: Có thể di chuyển dọc trên băng máy hoặc cố định trên băng máy nhờ cơ cấu kẹp lệch tâm (hoặc bu lông đai ốc và cơ cấu đòn bẩy) thông qua tấm kẹp.
- Thân ụ động: Lắp trên đế ụ động, có thể di chuyển ngang hoặc cố định trên đế. Bên trong lắp nòng ụ động,trục vít me đai ốc, tay quay nòng ụ động.

- Nòng ụ động: Chế tạo bằng thép, bên ngoài là hình trụ, được lắp và có thể di chuyển trong lỗ của thân ụ động. Nòng được chế tạo rãnh then phía dưới ( chống xoay) và rãnh giữ dầu bôi trơn phía trên.
Bên trong nòng ụ động: Đầu ngoài là lỗ côn để gá mũi nhọn hoặc các đồ gá và dụng cụ cắt. Phần giữa là lỗ hình trụ, phía sau lắp đai ốc ăn khớp với trục vít ren vuông, tay quay nòng ụ động mang nòng ụ động chuyển động dọc ụ động.
- Nguyên lý làm việc và cách điều chỉnh :
Sau khi nới tay hãm nòng ụ động ta quay tay quay làm cho vít quay tại chỗ, đai ốc ăn khớp với vít, kéo theo nòng ụ động tịnh tíên ra vào, khi muốn cố định nòng ụ động ta chỉ việc xiết tay hãm lại.
Muốn tháo mũi nhọn, dụng cụ cắt, đồ gá ra khỏi nòng ụ động ta quay cho nòng ụ động lùi vào , đầu trục vít sẽ đẩy mũi nhọn hoặc dụng cụ cắt ra khỏi nòng.
Xê dịch ngang ụ động bằng cách nới tay hãm ụ động, dùng clê lục giác vặn vào vít ngang ở thân sau, thân ụ động sẽ dịch ngang khi tiện côn, còn khi tiện trụ thì điều chỉnh cho vạch trên thân trùng với vạch không trên đế có nghĩa là tâm ụ động trùng với tâm máy.
• Cách bảo quản: Sau mỗi ca làm việc phải lau chùi máy sạch sẽ, tra dầu vào các bộ phận chuyển động, không dùng các vật nặng gõ vào các tay gạt.
7. Hộp bánh răng thay thế.
Công dụng: Dùng để thay thế các bánh răng phục vụ trong quá trình tiện tiện các loại ren khác nhau (ren hệ anh, ren hệ môđun, ren hệ mét...). Đồng thời khi thay các loại bánh tăng khác nhau thì ta cũng có thể thay đổi được bước tiến của dao.Vỏ hộp bằng kim loại có tác dụng bảo vệ hệ thống bánh răng bên trong hộp. Bên trong hộp là hệ thống các bánh răng thay thế được chế tạo bằng thép dụng cụ. 




  
http://canotodientu.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét