Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

CÂN Ô TÔ ĐIỆN TỬ SCF - 150 TẤN

Hãng sản xuất:
CÂN Ô TÔ ĐIỆN TỬ SCF-150N
  1. 1. ĐẶC ĐIỄM CHUNG : SCF-150N - Tổng cục TCĐLCL phê duyệt mẫu số: 009-2010
    - Loại cân : Nổi – Nhiều modul dễ di chuyển và lắp ráp
    - Cân đạt cấp chính xác 3 TCVN, ĐLVN13:2009 hay Class 3 theo tiêu chuẩn Quốc tế OIML – R76
    - Khả năng cân tối đa ( Max) : 20, 30, 40, 50, 60,70 ,80, 120,150 Tấn.
    - Quá tải an toàn: 150 %.  Phân độ chia ( d) : 5kg~20kg
    - Kích thước bàn cân (m): 3x6, 3x8, 3x12, 3x14, 3x15, 3x 16, 3x18.
    - Giao hàng tận nơi, hoặc gia công tại nơi đặt cân. Thời gian giao hàng: 30 ngày từ khi ký hợp đồng.
    Thời gian giao hàng: 20 ngày
Thời gian bảo hành: + 5 năm cho bàn cân ( Sơn bảo dưởng bàn cân miển phí 1 lần trong thời gian bảo hành)
+ 2 năm cho thiết bị điện tử.
2. DANH MỤC THIẾT BỊ LẮP ĐẶT: Tiêu Chuẩn hoặc ( Quý khách hàng có thể thay đổi linh kiện theo nhu cầu và điều kiện tài chính của công ty.)
- 04, 06, 08 hoặc 10 bộ loadcell : ZSFI, Zemic-Netherlands,  tùy theo độ dài bàn cân
- 01 Đầu cân : AD 4329 – Japan hoặc 8142 Pro – Mỹ
- 01 Bộ Kết nối: Zemic Netherlands.
- 01 Bộ cáp kết nối Korea
- 01 Màn  hình phụ bằng LED đỏ : Tân Hoàng Mai Việt Nam.
- 01 bàn cân thép: Tân Hoàng Mai Việt Nam
3, DANH MỤC KHUYẾN MÃI:- 01 Bộ chống sét 75KA, OBO- Germany.
- Ổn áp 1000VA, Lioa- Việt Nam.
- Bản vẽ xây dựng nền móng ( cung cấp ngay khi ký hợp đồng)
- Phần mềm quản lý theo tiêu chuẩn chung của Tân Hoàng Mai.
- Sơn bảo dưởng bàn cân 1 lần trong thời gian bảo hành.
4. DANH MỤC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN: :
- Thiết kế gia công cơ khí, lắp phần điện , điện tử, vận chuyển và lắp đặt.
- Kiểm định và cấp phép hoạt động của cơ quan tiêu chuẩn Đo lường chất lượng nhà nước.
- Hướng dẫn sử dụng nguyên lý hoạt động , kiểm tra  chương trình vận hành hệ thống cân.
- Hường đãn sử dụngphần mền quản lý, truy xuất số liệu, in ấn. Hướng dẫn bảo quản bảo dưỡng cân.
5. THÔNG SỐ CẢM BIẾN LỰC : HM9B, Zemic Netherlands.
- Độ chính xác OIML R60 C3
- Đầu ra nhạy cảm (= FS) mV / V 2,0 ± 0,02
- Công suất tối đa (Emax):  10, 20, 30, 40, 50T.
- Quá tải an toàn của Emax 150%  Quá tải tối đa của Emax 300%
- Cân bằng  điểm Zero:  FS ≤ ± 1,5%
- Nhiệt độ, vận  hành ° C -35 ~ +65 ° C
- Vật liệu chế tạo: Thép không rỉ .Bảo vệ sự xâm nhập (theo EN 60529) IP68
- Hoạt động tốt trong môi trường công nghiệp, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thường xuyên.
. THÔNG SỐ ĐẦU HIỂN THỊ : AD 4329 - Japan
- Màn hình hiển thị : 8142 Pro đoạn  xanh . Độ phân giải : 1/50.000.000
- Tự động hoặc lưu giữ dữ liệu bằng tay.
- Nhiệt độ, vận  hành ° C -10 ~ +40 ° C
- Nguồn điện sử dụng : 100V/240V AC , 45 -65 Hz, 30VA
- Có hai ngõ ra RS232 để đưa dữ liệu sang máy tính và máy in
- Kết nối với 16 load cell
- Hoạt động tốt trong môi trường công nghiệp, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thường xuyên.
7. DANH MỤC PHỤ KIỆN: Chúng tôi chỉ kiến nghị, Quý khách có thể mua thêm hoặc có sẳn, hoặc không dùng.
- Máy vi tính (  Inter Dualcore 5300, 2,2GHz, HĐ 160GB, Ram 1G, LCD 16,6” )
- Máy in laser hoặc máy in kim ( HP hay Epson )
- Bộ lưu điện USP 1000VA ( Santak –USA)
8. THÔNG SỐ BÀN CÂN: :
- Dầm chính bàn cân: thép  I -300 nhập khẩu hoặc thép U-300 nhập khẩu Nga hoặc Korea
- Mặt bàn cân: thép tấm 8 ly cho cân dưới 50T,  10 ly  cho cân  trên 50T
- Sản xuất tại : Bàn cân thiết kế theo công nghệ  của METTLER TOLEDO
- Hộp kết nối và hệ thống cáp điện đến các loadcell được thiết kế nằm gọn trong sườn cân
- Bàn cân được thiết kế, sản xuất để chịu lực xung ở cường độ cao, hệ số an toàn lớn đảm bảo  khả năng chịu tải đồng thời tạo tính thẩm mỹ cho bàn cân .
- Bộ chống dao động ngang dọc. Bộ mounting kit kèm theo loadcell.
Bản vẽ móng cân nổi:
1
Ưu điểm kiểu cân nổi:
- Dễ bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh móng cân dễ dàng nhanh chóng.
- Không bị ngập nước.
-       Chi phí xây dựng móng cân thấp.
Khuyết điểm kiểu cân nổi : Chiếm nhiều diện tích đất làm dốc lên xuống

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Âm mưu bịt miệng thế giới của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Trung Quốc có vẻ đã thất bại khi tìm cách đe dọa nhằm khiến các nước không bàn đến hành động ngang ngược của họ trên Biển Đông. 

am-muu-bit-mieng-the-gioi-cua-trung-quoc-ve-van-de-bien-dong
Ngoại trưởng G7 trong hội nghị diễn ra ở Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Khi Nhật Bản và Mỹ tuyên bố sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra chương trình nghị sự của hội nghị các ngoại trưởng G7 diễn ra tại Hiroshima hồi tuần trước, Trung Quốc đã phản ứng rất quyết liệt và nói rằng G7 chỉ nên tập trung vào vấn đề kinh tế, đồng thời gọi động thái của Nhật Bản là "hành vi khiêu khích", với mục đích "kích động phương Tây vùi dập Trung Quốc", theo Reuters.
Tuyên bố chung sau hội nghị của các ngoại trưởng G7 đã đề cập đến an ninh hàng hải, dù không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc, nhấn mạnh "tầm quan trọng căn bản của việc quản lý và giải quyết hòa bình các tranh chấp".
Sau tuyên bố của ngoại trưởng G7 phản đối mạnh mẽ mọi hành động khiêu khích hoặc cưỡng ép, đe dọa đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng, Trung Quốc đã bày tỏ sự bực tức, gọi đây là "những phát biểu và hành động vô trách nhiệm".
Theo bình luận viên Frank Chin của EJInsight, những hành động trên của Trung Quốc là một phần trong nỗ lực nhằm "bịt miệng" cộng đồng quốc tế đối với vấn đề Biển Đông, đặc biệt là những tiếng nói phản đối các động thái ngang ngược, phi pháp của Bắc Kinh tại khu vực tranh chấp với các nước láng giềng.
Tuyên bố của các ngoại trưởng G7 đưa ra hôm 11/4 có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thời gian, bởi chỉ vài tuần nữa là Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về "đường lưỡi bò" mà Philippines nộp đơn kiện Trung Quốc trên Biển Đông.
Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố rằng họ sẽ phớt lờ phán quyết của tòa PCA, tuy nhiên tuyên bố G7 kêu gọi các quốc gia tuân thủ luật pháp hàng hải quốc tế, đồng thời thực hiện mọi phán quyết mang tính ràng buộc do tòa án và tòa trọng tài quốc tế đưa ra theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Bất chấp những lời chỉ trích, kêu gọi của các lãnh đạo thế giới, Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chiến dịch phong tỏa, răn đe bất cứ quốc gia nào có ý định thảo luận về các hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông, theo ông Chin.
Mới đây, Thủ tướng Australia Malcom Turnbull đã phải nếm trải điều này trong chuyến thăm tới Bắc Kinh ngày 15-16/4, và chỉ vài ngày sau đó là Thủ tướng New Zealand John Key. Cả hai nguyên thủ này đều bị Trung Quốc cảnh báo rằng không được bàn đến vấn đề Biển Đông, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Theo tờ Sydney Morning Herald, "trong một nỗ lực nhằm phủ đầu ông Turnbull trước chuyến thăm, tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo rằng Australian sẽ phải hứng chịu hậu quả về tài chính nếu họ chống lại các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khu vực".
China Daily trích dẫn ý kiến của nhiều học giả, trong đó có Han Feng, phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc tế Quốc gia thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không phải là việc của Australia, và cách phản ứng của Canberra sẽ là "một phép thử cho sự khôn ngoan chính trị của các lãnh đạo Australia".
Răn đe thất bại
Trong cuộc gặp kéo dài hai giờ với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Turnbull vẫn tái khẳng định lập trường rằng bất cứ thứ gì có nguy cơ ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định sẽ đi ngược lại lợi ích của tất cả các nước trong khu vực. Ông cũng tuyên bố rằng các tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế.
am-muu-bit-mieng-the-gioi-cua-trung-quoc-ve-van-de-bien-dong-1
Thủ tướng Australia Turnbull (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: HuffingtonPost
Trong bữa tiệc sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc và Australia cần phải tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau. Theo ông Chin, với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là Australia phải nhắm mắt làm ngơ trước các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông, nơi họ đang bồi đắp phi pháp 7 đảo nhân tạo trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và có tranh chấp với ba quốc gia Đông Nam Á khác là Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Ông Chin nhận định rằng là một đồng minh thân cận của Mỹ, Australia chắc chắn sẽ không ngả về phía Trung Quốc hay thậm chí là giữ im lặng vì những lời răn đe, cảnh báo của Bắc Kinh, đặc biệt là nếu Trung Quốc phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế.
Những lời dọa dẫm của Trung Quốc với New Zealand lại có phần kín đáo hơn so với Australia. Đúng hôm Thủ tướng New Zealand John Key tới Trung Quốc thực hiện chuyến công du 6 ngày, hãng thông tấn nhà nước Xinhua đăng bài xã luận cảnh báo ông Key, rằng để chuyến thăm thành công, ông cần phải tránh bàn về các tranh chấp trên Biển Đông.
"Các chuyến thăm nối tiếp nhau của ông Turnbull và ông Key", Xinhua nói, "nhấn mạnh tầm quan trọng của tầng lớp trung lưu đang ngày càng lớn dần của Trung Quốc đối với họ". Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc và New Zealand "không phải lúc nào cũng toàn màu hồng", Xinhua cảnh báo.
Hãng tin này nhắc lại sự việc hồi tháng hai, khi ông Key "đưa ra một số lời bình luận chống lại Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông". Xinhua cho rằng những phát ngôn đó "đi ngược lại cam kết không thiên vị bên nào của New Zealand trong tranh chấp lãnh thổ tại khu vực".
"New Zealand cần vạch ra hướng đi của mình trong quan hệ với Trung Quốc hơn là để chính sách của mình bị tác động bởi tham vọng của các đồng minh quân sự. Tương lai quan hệ song phương giữa hai nước, ở một mức độ nào đó, phụ thuộc vào chính Wellington", Xinhua viết.
"Ông Key nên nhớ rằng New Zealand hoàn toàn là kẻ ngoài cuộc trong tranh chấp Biển Đông, không phải là một bên liên quan", Xinhua cảnh báo, và bổ sung rằng "bất cứ nỗ lực nào của Wellington nhằm phá bỏ lời hứa không thiên vị bên nào trong vấn đề này sẽ có nguy cơ làm phức tạp hóa quan hệ thương mại đang phát triển giữa Trung Quốc và New Zealand".
Theo bình luận viên Chin, những lời đe dọa kiểu "bịt miệng" mà Trung Quốc vừa đưa ra với các ngoại trưởng G7, thủ tướng Australia và New Zealand phản ánh chiến lược "cô lập" các bên có tranh chấp mà Bắc Kinh đang áp dụng. Bằng cách đẩy các nước như Australia và New Zealand ra xa Biển Đông, Trung Quốc hy vọng họ sẽ đối đầu được với cả cộng đồng quốc tế, cô lập Mỹ và các nước nhỏ hơn trong khu vực, phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình.
"Bởi Trung Quốc là nước duy nhất tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế, hiển nhiên bất cứ bên nào kêu gọi thực thi phán quyết của tòa sẽ bị Bắc Kinh coi là sự chỉ trích hành động của họ và thể hiện sự 'thiên vị' trong tranh chấp Biển Đông", ông Chin nhấn mạnh.
am-muu-bit-mieng-the-gioi-cua-trung-quoc-ve-van-de-bien-dong-2
Máy bay quân sự Y-8 của Trung Quốc hạ cánh phi pháp trên đá Chữ Thập của Việt Nam. Ảnh: 81.cn
Giới quan sát cho rằng chiến lược này của Trung Quốc không thể nào khuất phục được cộng đồng quốc tế chịu im lặng trước các hành động ngang ngược của họ. Hôm 18/4, ông Hugo Swire, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách Đông Á, tuyên bố rằng dù quan hệ giữa London và Bắc Kinh đã trở nên nồng ấm và Anh cần thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc, nước này sẽ không chấm dứt những lời chỉ trích đối với tham vọng lãnh thổ phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Chúng tôi đã nói rõ với phía Trung Quốc rằng hai bên chỉ có thể hợp tác một cách công khai và minh bạch theo hệ thống luật pháp quốc tế", ông Swire tuyên bố. "Theo hệ thống mà cả thế giới đang dựa vào này, chúng ta kỳ vọng phán quyết của tòa quốc tế sẽ được các bên có liên quan tôn trọng, và dù phán quyết có lợi cho bên nào, chúng tôi cũng sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ


"

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Bà mẹ không tay chân tự mình chăm 5 con

Chị Pauline (ở Mỹ), sinh ra chỉ có một bàn chân, nhưng chị không chỉ tự nuôi dạy con đẻ, mà còn chăm sóc luôn cả 4 con riêng của chồng.

Chị Pauline Victoria Aughe, 36 tuổi, đến từ Hawaii - người không có tay, một bên chân và chỉ có một bàn chân phải - 
đang truyền cảm hứng cho mọi người trên toàn cầu về lối sống tích cực của mình. Chị không chỉ tự làm mọi việc cho bản thân mà còn biết bơi, lặn biển, thậm chí lái xe. Chị dạy con trai 10 tuổi tại nhà, chăm sóc 4 con riêng của chồng và còn có một sự nghiệp thành công. 
"Ngay từ khi lọt lòng tôi đã là đứa trẻ không có tay và chân. Từ lúc trong nôi, cho đến tuổi tập đi, tôi đã học cách thích nghi bởi tôi không còn lựa chọn nào khác", chị nói trên tờ The Sun.
ba-me-khong-tay-chan-tu-minh-cham-5-con
Pauline là một cô bé vô cùng lạc quan.
Bố mẹ Pauline đều phục vụ trong quân đội. Khi mang thai, mẹ chị không hề biết những dị tật của con. Bố mẹ chị chỉ phát hiện sự thật này vào lúc mổ bắt con. Nguyên nhân có thể là do mẹ của Pauline từng phải dùng thuốc chống lại việc ốm nghén dữ dội thời kỳ mang thai. Hoặc khả năng bà làm trong bệnh viện và tiếp xúc với X-quang trước khi sinh con.
Pauline đã dành hầu hết thời gian bốn năm đầu đời mình ở bệnh viện. Bố mẹ chị đã dành hết mọi thứ tốt nhất cho con, nhưng ngay từ lúc đó, khi 4 tuổi, Pauline đã quyết định không dùng chân, tay giả. 
"Cha cho tôi đến một trung tâm vật lý trị liệu và ai cũng vui mừng vì tôi sẽ có tay, chân giả. Nhưng tôi quyết định dùng xe lăn và dùng một bàn chân còn lại để điều khiển di chuyển", chị nhớ lại.
ba-me-khong-tay-chan-tu-minh-cham-5-con-1
Pauline cùng chồng và con trai.
Là một đứa trẻ khuyết tật nhưng Pauline không để cho mình khuyết tật trí tuệ. Chị được đối xử như đứa trẻ bình thường ở trường. Chị dùng chân để học và cũng dùng nó để cầm muỗng đưa thưc ăn vào miệng. "Tôi đã làm nhiều điều như một thiếu niên bình thường, đến câu lạc bộ hẹn hò, thể thao và trường học", chị nói.
Khi vào đại học, Pauline cũng quyết tâm thể hiện mình và chị đã cố tình chọn học tại một thành phố khác. Chị học ngành báo chí ở Đại học Santa Clara (San Francisco) vào năm 1993. Ngoại trừ những lúc nhờ bạn cùng phòng giúp đỡ khi tắm, còn lại chị tự mình làm mọi việc ở trường đại học. 
Cô gái nghị lực này tiếp tục chứng tỏ khả năng của mình khi tốt nghiệp được nhận vào một công ty nghiên cứu thị trường công nghệ cao. Khoảng năm 1999, chị trở thành người đứng đầu cho hội ủng hộ người khuyết tật địa phương. Nơi đây chị gặp người chồng của mình, anh Ted Aughe, lớn hơn chị 11 tuổi và có 4 con riêng.
ba-me-khong-tay-chan-tu-minh-cham-5-con-2
Pauline nuôi dạy con trai 10 tuổi của mình tại nhà. Cậu bé là một đứa trẻ thông minh, giỏi nhiều lĩnh vực.
"Đó là một ngày đẹp trời, tôi và anh Ted kết hôn. Tôi là một cô dâu điển hình. Bố mẹ tôi đã rất vui. Nhưng tôi không nghĩ vì thế mà họ đồng ý cho tôi có một đứa con", chị hồi tưởng.
Kết hôn vào tháng 7/2002 thì 3 năm sau Pauline mang thai con trai mình, cậu bé Aaron. "Chồng tôi đã giúp tôi lúc sau sinh và con riêng của anh ấy thì thay tã cho bé. Cả gia đình cùng nỗ lực chăm sóc Aaron. Thời gian sau sinh tôi bị trầm cảm nhưng được làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời", chị nói thêm.
Không chỉ gây bất ngờ về trình độ học vấn, làm việc mà người phụ nữ này còn gây ấn tượng khi tự chăm sóc con và nuôi dạy bé tại nhà. Qua sự dạy dỗ của mẹ, cậu bé Aaron 10 tuổi là một đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi nhiều lĩnh vực. Pauline cũng giúp chồng nuôi dạy cho các con riêng, hiện nay họ đều đã trưởng thành. Hiện chị quản lý một quỹ cho người khuyết tật và rất thành công với những bài diễn thuyết hùng hồn
.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút các máy bay J-11 khỏi Hoàng Sa


Việt Nam kêu gọi Trung Quốc hành xử có trách nhiệm để đảm bảo hòa bình ở khu vực và không tái diễn việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

viet-nam-yeu-cau-trung-quoc-rut-cac-may-bay-j-11-khoi-hoang-sa
Trung Quốc được cho là điều đến 16 chiến đấu cơ J-11 ra Phú Lâm. Ảnh: Star and Stripes
Trong họp báo chiều nay, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định việc Trung Quốc điều các chiến đấu cơ J-11 đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định ở khu vực. 
"Việt Nam kiên quyết phản đối và mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, đưa các máy bay chiến đấu ra khỏi khu vực này và không tái diễn các hành động tương tự", ông Bình nói.
Các quan chức Mỹ mới đây cho biết Trung Quốc điều đến 16 chiến đấu cơ J-11 ra đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, số lượng này là "chưa từng có tiền lệ". Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh cũng từng điều loại máy bay chiến đấu tương tự tới đảo Phú Lâm, lần gần nhất là tháng hai, nhưng với số lượng ít.
Ông Bình nhấn mạnh với tư cách là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là nước có vai trò quan trọng ở khu vực, Trung Quốc cần hành động trách nhiệm và xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế nhất là Công ước năm 1982 của LHQ (UNCLOS) và Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC).
Các bức ảnh vệ tinh do truyền thông Mỹ công bố cũng cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt hệ thống radar kiểm soát hỏa lực ở Phú Lâm, phục vụ cho việc khai hỏa tên lửa phòng không HQ-9 mà nước này đặt tại đây hồi tháng hai. Nhiều tên lửa đã được đưa vào vị trí sẵn sàng khai hỏa ở phía đông của đảo. Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp trên đảo Phú Lâm từ hồi 2012.
Trước việc Trung Quốc vẫn duy trì việc tôn tạo các đảo nhân tạo phi pháp, nhiều nước trên thế giới bày tỏ lo ngại về các căn cứ quân sự do Bắc Kinh xây dựng. Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 mới đây tại Nhật Bản đã ra tuyên bố phản đối hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng và khiêu khích ở Biển Đông, kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế.
Đề cập việc quan chức quốc phòng Philippines tiết lộ nước này và Việt Nam sẽ bàn khả năng tập trận và tuần tra hải quân chung, ông Bình chưa xác nhận tin này nhưng khẳng định Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đang có chuyến thăm tới Manila.
"Với chính sách đối ngoại cũng như chính sách quốc phòng hòa bình và độc lập tự chủ của mình, bất cứ hợp tác nào của Việt Nam với các bên đối tác cũng đều nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực", ông Bình nói
.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Tim đông lạnh nhập khẩu rao bán trên mạng sản xuất năm 1982

Đó là câu trả lời của một chủ đầu mối bán hàng thực phẩm qua mạng khi được hỏi về nguồn gốc của số tim đông lạnh được bày bán trong 2 chiếc tủ tại nhà.

Trên các trang hàng mua bán online, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu xuất xứ từ Tây Ban Nha - Mỹ nhưng giá chỉ có 40 nghìn đồng/kg, rẻ hơn rất nhiều so với giá 250 nghìn đồng/ kg tim lợn tươi trên thị trường hiện nay. 
Tim đông lạnh nhập khẩu rao bán trên mạng sản xuất năm 1982 - (Phóng sự do VTV thực hiện)
Bởi vậy, không đi mua tim đông lạnh tại các chợ, nhiều khách hàng tìm đến tim đông lạnh nhập khẩu trên các trang mạng và nghĩ rằng đây là thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra, thực chất số tim này đều có xuất xứ, nguồn gốc không rõ ràng. Ngoài lời chào bán tim đông lạnh nhập khẩu Tây Ban Nha, Mỹ,... chủ cửa hàng không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh số tim này được nhập khẩu cũng như độ an toàn của thực phẩm.
Không những thế, chủ cửa hàng còn thản nhiên cho biết giá của số tim này khi mua nhiều sẽ được chủ cửa hàng bán với giá 37.000 đồng/kg, trong khi tim lợn tươi trên thị trường có giá 250.000/kg.
Tim đông lạnh nhập khẩu rao bán trên mạng sản xuất năm 1982 - Ảnh 1.
 Chủ cửa hàng trả lời rất thật thà rằng số tim đông lạnh này được sản xuất từ năm 1982? - (Ảnh cắt từ màn hình)
Tìm đến nhà một người bán hàng qua mạng, anh cho biết loại gì cũng có với các nhãn mác uy tín nhập ngoại. Tuy nhiên, khi được hỏi, số tim này sản xuất năm bao nhiêu thì câu trả lời là năm 1982 khiến ai cũng phải giật mình.
Khi mang số tim này đi chào bán ở các cửa hàng ăn thì không khó để bán thực phẩm không rõ nguồn gốc này với số lượng lớn. Như vậy, khách hàng khi ăn cũng chẳng thể nhận biết được đó là tim tươi hay tim được sản xuất từ năm 1982?
Tim đông lạnh nhập khẩu rao bán trên mạng sản xuất năm 1982 - Ảnh 2.
Tim đông lạnh nhập khẩu rao bán trên mạng sản xuất năm 1982 - Ảnh 3.
 Số tim lợn không rõ nguồn gốc này đang đi đến dạ dày người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất - (Ảnh cắt từ màn hình)
Thị trường trao đổi thực phẩm chưa bao giờ lại dễ dàng đến như vậy. Mua bán không cần đến hóa đơn, cũng không quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thậm chí còn không thể biết rằng liệu số thực phẩm đó có được bảo quản nguyên vẹn khi nhập khẩu hay không. Trong thời gian còn phân vân như vậy thì những thực phẩm bẩn này đã đến dạ dày của người tiêu dùng.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Quân đội Mỹ bị ép 'ngậm bồ hòn' trước Trung Quốc ở Biển Đông

Trong khi tướng Mỹ muốn phản ứng mạnh mẽ hơn để ngăn chặn những động thái ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông, Nhà Trắng lại tỏ ra e dè.

sap-het-nhiem-ky-chinh-quyen-obama-chan-chu-thach-thuc-trung-quoc-o-bien-dong
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương. Ảnh: Navy Times
Theo Navy Times, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris đang đề xuất Mỹ có những hoạt động đáp trả mạnh mẽ hơn trước động thái xây đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông, có thể gồm điều động máy bay, và triển khai các chiến dịch quân sự trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. Ông Harris xem đây là một nỗ lực nhằm chặn đứng cái ông gọi là "Trường Thành bằng cát" trước khi nó mở rộng và tiến sâu vào khu vực cách thủ đô Philippines chỉ 225 km, các nguồn tin cho biết.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở phi pháp trên đó. Nước này từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông. 
Suốt nhiều tháng qua, đô đốc cùng Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương đã liên tục có những tuyên bố cả công khai và kín đáo để thu hút sự chú ý tới hoạt động bồi lấn của Trung Quốc. Hồi tháng hai, ông trực tiếp cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Dù vậy, chính quyền Tổng thống Obama, chỉ còn 9 tháng nữa là rời Nhà Trắng, lại đang muốn tăng cường hợp tác với Bắc Kinh về một loạt vấn đề từ chống phổ biến vũ khí hạt nhân, tới những chương trình nghị sự về thương mại đầy tham vọng, các chuyên gia cho biết. Do đó, Nhà Trắng sẽ không muốn Biển Đông "dậy sóng", và họ đã đi xa đến mức yêu cầu ông Harris cùng các tướng lĩnh quân đội khác phải im lặng trước thềm một hội nghị thượng đỉnh về an ninh.
"Họ (chính quyền Obama) muốn kết thúc nhiệm kỳ với mâu thuẫn ở mức thấp nhất và hợp tác cao nhất với Trung Quốc", Jerry Hendrix, một đại úy hải quân đã về hưu, hiện là nhà phân tích chiến lược quân sự tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, nhận xét.
Chỉ thị giữ im lặng
Nhà Trắng luôn tìm cách hạ nhiệt các tuyên bố của ông Harris cũng như các lãnh đạo quân đội khác, những người cảnh báo rằng Trung Quốc đang củng cố những thành quả của mình nhằm hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
Theo hai quan chức quân sự cấp cao giấu tên, hai tuần trước Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân diễn ra hôm 31/3 - 1/4, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã chỉ thị các lãnh đạo quân đội phải ngừng đề cập tới những tranh chấp trên Biển Đông. Tại hội nghị trên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp riêng với Tổng thống Obama.
Chỉ thị của bà Rice là một phần trong nội dung của cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia hôm 18/3. Trong đó, bà Rice yêu cầu quan chức quân đội Mỹ tránh có những bình luận công khai về các hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, một quan chức quân sự được đọc biên bản cuộc họp cho biết.
Theo một quan chức quân đội khác, cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia đã khiến không một lãnh đạo nào của Lầu Năm Góc có bất kỳ bình luận nào về tình hình Biển Đông trước thềm cuộc họp thượng đỉnh.
Các nhà lãnh đạo quân sự xem đây như một mệnh lệnh phải im lặng trước các bước đi quyết liệt của Trung Quốc hòng kiểm soát hầu hết Biển Đông. Yêu cầu này làm dấy lên lo ngại rằng phản ứng yếu ớt của Mỹ có thể khiến Trung Quốc được thể lấn tới, trong khi làm các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật và Philippines lo lắng.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với ông Obama rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động nào nhân danh tự do hàng hải để xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, Reuters đưa tin. Hai nhà lãnh đạo đồng ý sẽ hợp tác trong các vấn đề hạt nhân và an ninh mạng.
Theo các chuyên gia, Nhà Trắng vẫn thường yêu cầu các lãnh đạo quân đội phải tiết chế những phát biểu của mình trước những cuộc đàm phán lớn, nhưng chỉ thị vừa qua đến vào một thời điểm khó khăn. Các lãnh đạo Mỹ hiện chưa thể tìm được cách tiếp cận hiệu quả giúp chặn đứng hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc mà không dẫn tới đối đầu.
Giới phê bình thì cho rằng cách tiếp cận chờ đợi và nghe ngóng của chính quyền Mỹ đối với vấn đề Biển Đông đang thất bại, khi hoạt động xây đảo vẫn đang diễn ra rầm rộ.
"Việc Nhà Trắng lo sợ rủi ro đã dẫn tới một chính sách thiếu quyết đoán, không thể răn đe Trung Quốc theo đuổi sự bá quyền trên biển, trong khi khiến các đồng minh và đối tác trong khu vực bối rối, lo lắng", Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, khẳng định với Navy Times.
"Thách thức ngày một lớn của Trung Quốc đối với trật tự quốc tế phải bị đáp trả với phản ứng kiên quyết, cho thấy quyết tâm của Mỹ và khẳng định cam kết của chúng ta đối với khu vực", ông nói.
Sau chỉ thị "im lặng" của Nhà Trắng, các tàu chiến Mỹ gồm tàu đổ bộ tấn công Boxer và tàu đổ bộ Harpers Ferry, mang theo Đơn vị Viễn chinh số 13 của lính thủy đánh bộ Mỹ đã lặng lẽ rời khỏi Biển Đông vào cuối tháng ba.
Hiện trạng thay đổi
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang muốn xây dựng một đảo nhân tạo khác trên bãi cạn Scarborough, cách bờ biển thủ đô Manila của Philippines chỉ khoảng 225 km, nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.
Các đơn vị tên lửa và radar của Trung Quốc một khi được triển khai tới đây sẽ đặt các lực lượng Mỹ tại Philippines trước rủi ro, một khi khủng hoảng nổ ra.
Đô đốc Harris và các quan chức Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương vẫn đang vận động Hội đồng An ninh Quốc gia, quốc hội Mỹ và Lầu Năm Góc phải phát đi một thông điệp rõ ràng rằng Mỹ sẽ không khoan nhượng trước hành động bắt nạt láng giềng của Trung Quốc. Một phần trong cách tiếp cận mạnh mẽ hơn này sẽ là tuần tra áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng thường xuyên và kiên quyết hơn, theo Navy Times.
"Khi bàn đến Biển Đông, tôi nghĩ lo ngại lớn nhất về mặt quân sự cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương là các tư lệnh tiếp theo sẽ phải đối diện hiện trạng thế nào", một nhân viên Thượng viện Mỹ thông thạo vấn đề Biển Đông nhận xét. "Hiện trạng rõ ràng đã thay đổi. Nếu quân sự hóa bãi cạn Scarborough, Trung Quốc sẽ có khả năng gây nguy hiểm cho vịnh Subic, vịnh Manila và eo Luzon, khi tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển, hoặc các thiết bị giám sát trên không được đưa ra vào phía bắc Philippines".
Chính phủ Mỹ đang đàm phán việc luân chuyển sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Philippines, để giúp Mỹ có thể đối trọng với các bước đi của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên trọng tâm trong bức tranh tổng thể không thay đổi những ưu thế Trung Quốc đã có ở đây vào thời điểm này, quan chức thượng viện nhận định.
Những hoạt động tuần tra tăng cường trên Biển Đông, như chuyến đi của tàu sân bay John C. Stennis cùng các tàu hộ tống hồi đầu tháng ba là một phần trong phản ứng của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương trước động thái của Trung Quốc. Tuy nhiên, để thực sự có những chuyến tuần tra thực thi tự do hàng hải, áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương phải được Nhà Trắng cho phép.
sap-het-nhiem-ky-chinh-quyen-obama-chan-chu-thach-thuc-trung-quoc-o-bien-dong-1
Cụm tàu sân bay tác chiến của Mỹ hoạt động ở Biển Đông từ ngày 1/3 đến 6/3. Ảnh: US Navy
Việc thiếu những phản ứng cương quyết hơn sẽ chỉ khiến Trung Quốc tiếp tục hoạt động bành trướng, các nhà phê bình khẳng định. Minh chứng là họ nghi ngờ Trung Quốc có thể sẽ triển khai một dự án mới trên bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc kiểm soát từ năm 2012.
Theo một số nguồn tin, đô đốc Harris muốn đẩy mạnh hoạt động tuần tra, áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp, với khẳng định đó là vùng biển quốc tế. Theo nhà phân tích Clark tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược, ông Harris có lẽ đang vận động để được tiến hành những cuộc tuần tra tự do đi lại mạnh mẽ hơn, bao gồm điều động trực thăng và thực hiện tình báo tín hiệu trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể Trung Quốc kiểm soát.
Theo ông Clark, một động thái như vậy sẽ thể hiện rõ hải quân Mỹ không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, và vùng biển quanh các cấu trúc nhân tạo là vùng biển quốc tế. "Ông ấy (Harris) muốn thực hiện một chiến dịch tự do đi lại đúng nghĩa", Clark nói. "Ông ấy muốn đưa tàu qua một khu vực và thực hiện các hoạt động quân sự".
Harris không phải quan chức hải quân duy nhất đưa ra cảnh báo. Đại úy Sean Liedman, sĩ quan không quân trong hải quân Mỹ kiêm nhà nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, kêu gọi Mỹ phải có quan điểm cứng rắn hơn. Ông Liedman cho rằng hải quân nên xem xét những hành động quân sự như vô hiệu hóa tàu nạo vét Trung Quốc.
"Chính quyền Obama có xu hướng đi theo con đường ít đối đầu nhất, nhưng làm như vậy, họ đã tạo ra một môi trường rất khó có thể tái thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế ở Biển Đông", ông nói. "Trớ trêu thay, họ đã tạo nên tình huống dễ xảy ra xung đột hơn
"

13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này!

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc chứa đựng vô vàn điều thú vị mà bạn nên khám phá một lần trong đời


Nếu bạn đang ấp ủ kế hoạch đi Hàn Quốc mà không biết bắt đầu từ đâu, thì đơn giản thôi, hãy đến Seoul và thăm thú qua 13 điểm tuyệt vời sau đây.
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 1.
Còn có tên gọi khác là Cảnh Phúc Cung (cung điện của hạnh phúc), Gyeongbokgung là cung điện nổi tiếng nhất Seoul. Được xây dựng từ năm 1395, chịu nhiều lần hư hại trong các cuộc chiến tranh xâm lược và thuộc địa của Nhật Bản, nhưng Gyeongbokgung vẫn trường tồn cho đến ngày hôm nay.
Để thăm quan Gyeongbokgung, bạn phải trả phí vào cửa là 3.000 won (gần 60 nghìn đồng) đối với người lớn, 1.500 won (gần 30 nghìn đồng) đối với người dưới 18 tuổi.
Cung sẽ mở cửa mỗi ngày trừ thứ Ba, từ 9g sáng đến 6g chiều trong thời gian từ Tháng Ba đến Tháng Mười, từ 9g sáng đến 5g chiều trong thời gian từ Tháng Mười Một đến Tháng Hai.
Muốn đến Gyeongbokgung, bạn có thể bắt tàu điện ngầm cổng số 5 - trạm Gyeongbokgung chuyến số 3.
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 2.
Myeongdong là một phường trong quận Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc, được coi là khu mua sắm lớn nhất Seoul. Ở đây, bạn có thể tìm thấy bất cứ sản phẩm gì, cao cấp đến bình dân. Hầu như những nhãn hàng nước ngoài nào muốn xâm nhập thị trường Hàn, thì cũng chọn Myeongdong là nơi "an tọa".
Đây cũng là nơi bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những thương hiệu đình đám Hàn Quốc như Thefaceshop, Etudehouse...
Chợ mở cửa từ 10 sáng đến 10g tối mỗi ngày. Bạn có thể đến chợ bằng tàu điện ngầm, ngay cửa số 5,6,7 hoặc 8, trạm Myeongdong chuyến số 4.
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 3.
Tháp N Seoul, còn gọi là tháp Namsan, tọa lạc trên núi Namsan, là 1 trong những địa điểm du lịch hot nhất Seoul. Đây là một không gian văn hóa nổi tiếng với những buổi biểu diễn, chiếu phim, triển lãm... đi cùng những nhà hàng sang trọng, lịch sự phục vụ du khách. Đặc biệt, nơi đây còn có hàng nghìn móc khóa tình yêu ngay khoảng sân thượng ngay lối vào của tháp, được hàng nghìn chục cặp tình nhân đến đây và để lại.
Giờ tham quan ở đây là 10g đến 11 tối (từ Chủ nhật – Thứ năm), 10g đến 12g khuya (từ thứ Sáu - Thứ Bảy). Bạn có thể bắt chuyến số 6, cửa số 4 từ tàu điện ngầm Itaewon. Sau đó bắt xe buýt màu xanh lá số 03, "Namsan Tour". Xe buýt hoạt động từ 8h00 – 23h00, mỗi chuyến cách nhau khoảng 10 phút.
Từ ga tàu điện ngầm Chungmuro bắt chuyến số 3 và số 4, cửa số 2. Sau đó bắt xe buýt số 02 (08h00 – 24h00 mỗi ngày, mỗi chuyến cách nhau 5 phút) hoặc xe buýt số 05 (07h30 – 23h50, mỗi chuyến cách nhau 15 phút) để tới Tháp N Seoul.
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 4.
Đây là làng nghề truyền thống Hàn Quốc có lịch sử lâu đời nằm giữa Cung điện Gyeongbok, cung điện Changdeok và miếu thờ Thần đạo Jongmyo. Ở đây, bạn sẽ được thấy rất nhiều con hẻm, ngôi nhà hanok được bảo tồn nguyên vẹn qua 600 năm. Phong cảnh đậm chất retro ở đây sẽ giúp bạn có được vô số bức ảnh đẹp.
Giờ tham quan là từ 9g sáng đến 6g chiều mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 9g sáng đến 5g chiều mỗi ngày từ thứ Bảy - Chủ Nhật.
Bạn bắt tàu điện ngầm cửa số 2, chuyến 3 của ga Anguk. Xuống tàu, bạn đi thẳng khoảng 300m nữa là tới nơi.

13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 5.
Còn được gọi là Xương Đức cung, Changdeokgung chính là 1 trong năm cung điện tráng lệ nhất của Hàn Quốc. Kiến trúc ở đây phải nói là tuyệt đẹp. Đặc biệt nhất là khung cảnh thần tiên của Hậu hoa viên, được xây dựng dưới triều vua Taejong (Thái Tông) và làm nơi nghỉ ngơi của các thành viên hoàng tộc. Đây từng được gọi là Khu vườn Bí mật vì thường dân không bao giờ được đặt chân đến. Giờ đây, mỗi đợt thu về, từng tán lá vàng thu sẽ rơi xuống, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.
Giờ mở cửa:
Từ tháng 4 đến tháng 10: 09:00 - 18:30
Từ tháng 3 đến tháng 11: 09:00-17:30
Từ tháng 12 đến tháng 1: 09:00-17:00
Phương tiện: Tàu điện ngầm. Có 2 lựa chọn cho bạn: Cửa số 3, ga Anguk chuyến số 3, hoặc Cửa số 7, ga Jongno chuyến số 1,3 hoặc 5.
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 6.
Đây được xem là phố cổ của Seoul, khi khắp nơi ngập tràn những nét đẹp văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Dù chỉ dài vỏn vẹn 700m, nhưng bạn sẽ mải mê khám phá vô số điều thú vị dọc theo con phố xinh đẹp này, như những cửa hàng bán đồ cổ, tranh ảnh, quà lưu niệm, Hanbok...
Mỗi Chủ Nhật hàng tuần, phố sẽ đóng cửa một vài khu từ 10g sáng đến 10g tối, còn lại thì mở cửa 24/24. Bạn có thể bắt tàu điện ngầm chuyến số 3 từ ga Anguk, sau đó ra cửa số 6. Xuống tàu, đi thẳng 100m rồi rẽ trái.
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 7.
Đây giống như Bùi Viện hoặc Tạ Hiện ở Sài Gòn vậy, vì nó có những hoạt động về đêm vô cùng thú vị của giới trẻ. Được mệnh danh Con phố trẻ trung nhất Seoul, Hongdae luôn được bao phủ bởi bầu không khí hiện đại, phóng khoáng, sôi động. Ban nhạc rong ở khắp mọi nơi, các cửa hiệu thời trang hợp thời, những khu chợ trời đầy chất nghệ... Bạn có muốn đến đây một lần?
Vậy thì bắt ngay tàu điện ngầm chuyến số 2 từ ga Hongik, sau đó ra cửa số 6 liền nhé.
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 8.
Chắc hẳn không cần nói nhiều về hòn đảo xinh đẹp từng là nơi quay hình bộ phim tình cảm đình đám Bản tình ca mùa đông này nữa. Nami đẹp tuyệt vời, đẹp trên mọi phương diện, mọi địa hình. Nếu bạn muốn có một chuyến đi thật lãng mạn cùng người mình yêu, thì tuyệt đối đừng nên bỏ qua địa danh này.
Để tham quan Nami, bạn phải trả 8.000 won (tương đương 150.000). Nếu tham quan sau 18g mỗi ngày (từ tháng 12 đến tháng 3) và 19g mỗi ngày (từ tháng 4 đến tháng 11), bạn sẽ chỉ trả 4,000 won thôi (tương đương 125.000)
Có rất nhiều phương tiện để đến Nami, như tàu điện ngầm, tàu lửa, taxi... Thuận tiện nhất là đi tàu điện ngầm, chuyến số 7, ga Sangbong. Sau đó đổi tàu sang Gyeongchun đến Gapyeong. Xuống tàu, bạn bắt taxi và đến Nami.
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 9.
Công viên Everland tọa lạc tại Yongin, tỉnh Gyeonggi, cách thủ đô Seoul chỉ một giờ xe bus. Everland nằm trong danh sách 10 công viên giải trí hấp dẫn nhất thế giới, là điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới thăm Hàn Quốc. Với 5 khu chủ đề bao gồm "Khu phiêu lưu mạo hiểm phong cách Mỹ", "Vùng đất huyền thoại", "Chợ toàn cầu", "Vườn bách thú" và "Khu phiêu lưu mạo hiểm phong cách châu Âu", Everland sẽ đưa du khách khám phá lịch sử, văn hóa và lễ hội khắp năm châu. 
Công viên mở cửa từ 10g sáng đến 6g chiều (Chủ Nhật đến thứ Sáu), 10g sáng đến 7g tối (thứ Bảy và ngày lễ). Có 3 chuyến tàu điện cho bạn lựa chọn:
- Chuyến số 2 ga Gangnam, cổng ra số 10. Sau đó bắt xe bus số 5002.
- Chuyến số 2 ga Gangbyeon, cổng ra số 1. Sau đó bắt xe bus số 5800.
- Chuyến số 2 và 4, ga Sadang, cổng ra số 2 hoặc 3. Sau đó bắt xe bus số 1500-2
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 10.
Công viên trong nhà lớn nhất thế giới Lotte World xứng đáng là nơi chốn thần tiên phải ghé một lần trong đời. Với không gian hơn 130.000 m2, nơi đây hội tụ tất cả những trò chơi hay nhất, chương trình nghệ thuật đặc sắc nhất và là nơi mà gia đình, bạn bè hay dắt nhau tới chơi vào mỗi cuối tuần.
Giờ mở cửa: 9.30-22.00 (thứ Sáu - Chủ Nhật: 23.00)
Giá vé: 38.000 won (tương đương hơn 700.000 đồng)
Vé vào cửa và xem show: 25.000 won (tương đương hơn 480.000 đồng)
Vé mỗi trò chơi: 3.000 - 4.000 won (tương đương từ 55.000 - 75.000 đồng)
Lotte World có thể dễ dàng đến được từ nhà ga Jamsil, tàu điện ngầm Seoul chuyến số 2 và Xe điện ngầm Seoul chuyến số 8.
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 11.
Núi Seoraksan được mệnh danh như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp của đất nước Hàn Quốc. Seoraksan có bốn mùa rõ rệt, và mùa nào cũng có những nét đẹp riêng: Mùa xuân tràn ngập sắc hoa rừng, mùa hè réo rắt với những thác nước trong xanh, mùa thu nhuộm đỏ rực sắc lá Tanphung, mùa đông tuyết phủ đầy vô cùng huyền ảo. 
Thời điểm đẹp nhất để tham quan công viên quốc gia núi Seoraksan là khoảng thời gian từ cuối tháng 9, đến đầu tháng 10. Để tới được Seoraksan, bạn chỉ mất chừng 4 tiếng chạy xe từ thủ đô Seoul. Tới đây, bạn có thể tham quan mọi nơi bằng cáp treo hiện đại. 
Ngoài ra, nếu đi Hàn Quốc vào tháng 4, bạn sẽ được chiêm ngưỡng mùa hoa anh đào đẹp nhất trong năm. Nếu chưa biết ngắm hoa anh đào ở đâu là đẹp trong thủ đô Seoul, thì hãy tới 2 chỗ sau: 
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 12.
 Công viên Yeoudio phải nói là nơi ngắm hoa anh đào nổi tiếng nhất ở thủ đô Seoul. Ở đây có nguyên 1 con đường ngập tràn sắc hoa anh đào. Và công viên Yeouido cũng là nơi tổ chức lễ hội hoa anh đào Hàn Quốc. 
13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul xuân hè này! - Ảnh 13.
Đây là nơi tổ chức Hội hoa anh đào hằng năm. Xung quanh hồ là hàng trăm cây anh đào nở rộ, vừa thơ mộng vừa thơm ngát. Lễ hội còn có nhiều hoạt động thú vị như vẽ chân dung, vẽ tranh... Sát bên là công viên Lotte World, tha hồ cho bạn khám phá. Để đến được hồ Seokchon, bạn chỉ cần đi tàu điện ngầm chuyến số 2 đến trạm Jamsil (cửa ra số 2) với mức phí khoảng 34.000 đồng.