Trong khi tướng Mỹ muốn phản ứng mạnh mẽ hơn để ngăn chặn những động thái ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông, Nhà Trắng lại tỏ ra e dè.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương. Ảnh: Navy Times
|
Theo Navy Times, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris đang đề xuất Mỹ có những hoạt động đáp trả mạnh mẽ hơn trước động thái xây đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông, có thể gồm điều động máy bay, và triển khai các chiến dịch quân sự trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. Ông Harris xem đây là một nỗ lực nhằm chặn đứng cái ông gọi là "Trường Thành bằng cát" trước khi nó mở rộng và tiến sâu vào khu vực cách thủ đô Philippines chỉ 225 km, các nguồn tin cho biết.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở phi pháp trên đó. Nước này từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông.
Suốt nhiều tháng qua, đô đốc cùng Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương đã liên tục có những tuyên bố cả công khai và kín đáo để thu hút sự chú ý tới hoạt động bồi lấn của Trung Quốc. Hồi tháng hai, ông trực tiếp cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Dù vậy, chính quyền Tổng thống Obama, chỉ còn 9 tháng nữa là rời Nhà Trắng, lại đang muốn tăng cường hợp tác với Bắc Kinh về một loạt vấn đề từ chống phổ biến vũ khí hạt nhân, tới những chương trình nghị sự về thương mại đầy tham vọng, các chuyên gia cho biết. Do đó, Nhà Trắng sẽ không muốn Biển Đông "dậy sóng", và họ đã đi xa đến mức yêu cầu ông Harris cùng các tướng lĩnh quân đội khác phải im lặng trước thềm một hội nghị thượng đỉnh về an ninh.
"Họ (chính quyền Obama) muốn kết thúc nhiệm kỳ với mâu thuẫn ở mức thấp nhất và hợp tác cao nhất với Trung Quốc", Jerry Hendrix, một đại úy hải quân đã về hưu, hiện là nhà phân tích chiến lược quân sự tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, nhận xét.
Chỉ thị giữ im lặng
Nhà Trắng luôn tìm cách hạ nhiệt các tuyên bố của ông Harris cũng như các lãnh đạo quân đội khác, những người cảnh báo rằng Trung Quốc đang củng cố những thành quả của mình nhằm hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
Theo hai quan chức quân sự cấp cao giấu tên, hai tuần trước Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân diễn ra hôm 31/3 - 1/4, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã chỉ thị các lãnh đạo quân đội phải ngừng đề cập tới những tranh chấp trên Biển Đông. Tại hội nghị trên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp riêng với Tổng thống Obama.
Chỉ thị của bà Rice là một phần trong nội dung của cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia hôm 18/3. Trong đó, bà Rice yêu cầu quan chức quân đội Mỹ tránh có những bình luận công khai về các hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, một quan chức quân sự được đọc biên bản cuộc họp cho biết.
Theo một quan chức quân đội khác, cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia đã khiến không một lãnh đạo nào của Lầu Năm Góc có bất kỳ bình luận nào về tình hình Biển Đông trước thềm cuộc họp thượng đỉnh.
Các nhà lãnh đạo quân sự xem đây như một mệnh lệnh phải im lặng trước các bước đi quyết liệt của Trung Quốc hòng kiểm soát hầu hết Biển Đông. Yêu cầu này làm dấy lên lo ngại rằng phản ứng yếu ớt của Mỹ có thể khiến Trung Quốc được thể lấn tới, trong khi làm các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật và Philippines lo lắng.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với ông Obama rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động nào nhân danh tự do hàng hải để xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, Reuters đưa tin. Hai nhà lãnh đạo đồng ý sẽ hợp tác trong các vấn đề hạt nhân và an ninh mạng.
Theo các chuyên gia, Nhà Trắng vẫn thường yêu cầu các lãnh đạo quân đội phải tiết chế những phát biểu của mình trước những cuộc đàm phán lớn, nhưng chỉ thị vừa qua đến vào một thời điểm khó khăn. Các lãnh đạo Mỹ hiện chưa thể tìm được cách tiếp cận hiệu quả giúp chặn đứng hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc mà không dẫn tới đối đầu.
Giới phê bình thì cho rằng cách tiếp cận chờ đợi và nghe ngóng của chính quyền Mỹ đối với vấn đề Biển Đông đang thất bại, khi hoạt động xây đảo vẫn đang diễn ra rầm rộ.
"Việc Nhà Trắng lo sợ rủi ro đã dẫn tới một chính sách thiếu quyết đoán, không thể răn đe Trung Quốc theo đuổi sự bá quyền trên biển, trong khi khiến các đồng minh và đối tác trong khu vực bối rối, lo lắng", Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, khẳng định với Navy Times.
"Thách thức ngày một lớn của Trung Quốc đối với trật tự quốc tế phải bị đáp trả với phản ứng kiên quyết, cho thấy quyết tâm của Mỹ và khẳng định cam kết của chúng ta đối với khu vực", ông nói.
Sau chỉ thị "im lặng" của Nhà Trắng, các tàu chiến Mỹ gồm tàu đổ bộ tấn công Boxer và tàu đổ bộ Harpers Ferry, mang theo Đơn vị Viễn chinh số 13 của lính thủy đánh bộ Mỹ đã lặng lẽ rời khỏi Biển Đông vào cuối tháng ba.
Hiện trạng thay đổi
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang muốn xây dựng một đảo nhân tạo khác trên bãi cạn Scarborough, cách bờ biển thủ đô Manila của Philippines chỉ khoảng 225 km, nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.
Các đơn vị tên lửa và radar của Trung Quốc một khi được triển khai tới đây sẽ đặt các lực lượng Mỹ tại Philippines trước rủi ro, một khi khủng hoảng nổ ra.
Đô đốc Harris và các quan chức Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương vẫn đang vận động Hội đồng An ninh Quốc gia, quốc hội Mỹ và Lầu Năm Góc phải phát đi một thông điệp rõ ràng rằng Mỹ sẽ không khoan nhượng trước hành động bắt nạt láng giềng của Trung Quốc. Một phần trong cách tiếp cận mạnh mẽ hơn này sẽ là tuần tra áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng thường xuyên và kiên quyết hơn, theo Navy Times.
"Khi bàn đến Biển Đông, tôi nghĩ lo ngại lớn nhất về mặt quân sự cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương là các tư lệnh tiếp theo sẽ phải đối diện hiện trạng thế nào", một nhân viên Thượng viện Mỹ thông thạo vấn đề Biển Đông nhận xét. "Hiện trạng rõ ràng đã thay đổi. Nếu quân sự hóa bãi cạn Scarborough, Trung Quốc sẽ có khả năng gây nguy hiểm cho vịnh Subic, vịnh Manila và eo Luzon, khi tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển, hoặc các thiết bị giám sát trên không được đưa ra vào phía bắc Philippines".
Chính phủ Mỹ đang đàm phán việc luân chuyển sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Philippines, để giúp Mỹ có thể đối trọng với các bước đi của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên trọng tâm trong bức tranh tổng thể không thay đổi những ưu thế Trung Quốc đã có ở đây vào thời điểm này, quan chức thượng viện nhận định.
Những hoạt động tuần tra tăng cường trên Biển Đông, như chuyến đi của tàu sân bay John C. Stennis cùng các tàu hộ tống hồi đầu tháng ba là một phần trong phản ứng của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương trước động thái của Trung Quốc. Tuy nhiên, để thực sự có những chuyến tuần tra thực thi tự do hàng hải, áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương phải được Nhà Trắng cho phép.
Cụm tàu sân bay tác chiến của Mỹ hoạt động ở Biển Đông từ ngày 1/3 đến 6/3. Ảnh: US Navy
|
Việc thiếu những phản ứng cương quyết hơn sẽ chỉ khiến Trung Quốc tiếp tục hoạt động bành trướng, các nhà phê bình khẳng định. Minh chứng là họ nghi ngờ Trung Quốc có thể sẽ triển khai một dự án mới trên bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc kiểm soát từ năm 2012.
Theo một số nguồn tin, đô đốc Harris muốn đẩy mạnh hoạt động tuần tra, áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp, với khẳng định đó là vùng biển quốc tế. Theo nhà phân tích Clark tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược, ông Harris có lẽ đang vận động để được tiến hành những cuộc tuần tra tự do đi lại mạnh mẽ hơn, bao gồm điều động trực thăng và thực hiện tình báo tín hiệu trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể Trung Quốc kiểm soát.
Theo ông Clark, một động thái như vậy sẽ thể hiện rõ hải quân Mỹ không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, và vùng biển quanh các cấu trúc nhân tạo là vùng biển quốc tế. "Ông ấy (Harris) muốn thực hiện một chiến dịch tự do đi lại đúng nghĩa", Clark nói. "Ông ấy muốn đưa tàu qua một khu vực và thực hiện các hoạt động quân sự".
Harris không phải quan chức hải quân duy nhất đưa ra cảnh báo. Đại úy Sean Liedman, sĩ quan không quân trong hải quân Mỹ kiêm nhà nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, kêu gọi Mỹ phải có quan điểm cứng rắn hơn. Ông Liedman cho rằng hải quân nên xem xét những hành động quân sự như vô hiệu hóa tàu nạo vét Trung Quốc.
"Chính quyền Obama có xu hướng đi theo con đường ít đối đầu nhất, nhưng làm như vậy, họ đã tạo ra một môi trường rất khó có thể tái thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế ở Biển Đông", ông nói. "Trớ trêu thay, họ đã tạo nên tình huống dễ xảy ra xung đột hơn
"
"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét