Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm nay đề nghị Liên Hợp Quốc cung cấp những bản đồ gốc tổ chức này lưu trữ để kiểm tra tính xác thực của bản đồ Phnom Penh đang sử dụng để xác định biên giới với các nước láng giềng.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ảnh: The Phnom Penh Post.
|
"Tôi muốn đề nghị Tổng thư ký cho phép Chính phủ Hoàng gia Campuchia mượn tất cả những bản đồ cổ được lưu trữ tại Liên Hợp Quốc", Xinhua dẫn một phần nội dung bức thư Thủ tướng Campuchia Hun Sen gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.
Theo ông Hun Sen, cố quốc vương Norodom Sihanouk đã gửi bản đồ Bonne, tỷ lệ 1:100.000, do Cơ quan Địa lý Đông Dương phát hành và được quốc tế công nhận trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1969 tại Liên Hợp Quốc.
Ông Hun Sen khẳng định đề nghị trên là để thể hiện sự thận trọng và đúng đắn của Campuchia trong việc phân định biên giới giữa nước này với các quốc gia láng giềng.
Động thái trên diễn ra sau khi đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) nhiều lần cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam vẽ ra trong những năm 1980.
Ông Un Sam An, nghị sĩ đảng CNRP, đã giẫm chân lên và có lời lẽ xuyên tạc bản đồ quốc gia, được Liên Hợp Quốc công nhận, dùng trong hoạt động phân định biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.
"Tại thời điểm này, tôi muốn xác nhận rằng bản đồ cơ sở được sự chấp thuận của quốc hội, cho phép chính phủ Campuchia sử dụng trong các cuộc đàm phán biên giới chính thức với Việt Nam", CEN dẫn lời phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan nói.
Hôm 28/6, khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng CNRP tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý, thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.
Campuchia có đường biên giới chung dài 1.270 km với Việt Nam và hai nước hiện đã hoàn thành 80% quá trình phân định
Giỡn với chó bị chó liếm mặt rồi - chúng ta hãy đòi CPC bồi thường hàng trăm ngàn sinh mạng thanh niên VN đã nằm xuống để cho họ được sống như bây giờ đi!!!
Trả lờiXóa