Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Đột phá trong điều trị bệnh bạch cầu

Trung tâm Ung thư Peter MacCallum tại Melbourne, Úc đã tìm ra phương pháp tấn công đúp với hi vọng sẽ giúp cho những người mắc bệnh ung thư máu sống lâu hơn.
Đó là một enzyme đột biến có ký hiệu JAK2, loại enzyme cho đến nay rất khó ngăn chặn quá trình tăng trưởng.
 
Giáo sư Ricky Johnstone từ Trung tâm Ung thư Peter McCallum cho biết loại enzyme này thúc đẩy và nuôi dưỡng những tế bào ung thư máu phát triển.
“Các tế bào không chỉ phát triển nhanh và khối u di căn nhanh hơn mà chúng còn phản ứng lại với phương pháp hóa trị liệu thông thường. Đây là những yếu tố khiến việc điều trị khó khăn bởi chúng lan nhanh và hơn nữa không thể điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu thông thường. Chúng ta thực sự cần thêm nhiều liệu pháp mới hiệu quả,” ông Johnstone cho biết.

Các nhà nghiên cứu Melbourne đã tìm ra một bước đột phá nhằm tấn công enzyme JAK 2 trong một phương pháp trị liệu nhằm vào hai mục tiêu thông qua sử dụng kết hợp hai loại thuốc.
“Nếu chúng ta cho rằng tế bào ung thư giống một cái cây và protein JAK2 là cây đó, điều chúng ta cần là nhắm mục tiêu ở hai điểm. Chúng ta muốn cắt lá bằng một loại thuốc và muốn làm suy kiệt hệ thống rễ, và quan trọng hơn là đẩy nó xuống một mức độ khác,” ông Johnstone nói. “Và chúng tôi nghĩ cách tốt nhất để tiêu diệt cây đó hay tế bào ung thư là phương pháp đúp – cắt bỏ lá và rễ và sau đó hoàn toàn loại bỏ nguồn sinh trưởng và nuôi sống cây đó. Như vậy, ta sẽ diệt được tế bào ung thư.

Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh bạch cầu sống sau điều trị là khoảng 80%, nghĩa là 20% bệnh nhân không thể qua khỏi.

Cô bé Tahlia Stefanou hiểu rõ những nhọc nhằn khi chiến đấu với bệnh ung thư. Khi mới 10 tuổi, cô bé đã bị ung thư máu và ra vào viện liên tục trong vòng hai năm.
“Bệnh thực sự khiến người bệnh suy kiệt. Tôi bị rụng tóc vài lần nên thường bị bạn bè trêu trọc, mọi người nghĩ tôi là con trai, và còn nhiều chuyện khác. Cuộc sống không dễ dàng chút nào nhưng tôi khá mạnh mẽ. Tôi cho rằng trẻ con khá kiên cường ở lứa tuổi đó,” Stefanou kể lại.

Stefanou 15 tuổi và cuối cùng đã chiến thắng bệnh tật. Tuy nhiên, cô bé biết rằng nhiều người khác không may mắn như vậy. Cô chia sẻ: “Chúng tôi có những người bạn của gia đình phải trải qua hoàn cảnh tương tự. Thật buồn khi nghe tin họ đang tiến triển tốt nhưng đột nhiên bệnh xấu đi. Đó là một mất mát lớn. Khi biết rằng bạn đang mắc một căn bệnh giống người khác nhưng sau đó người kia không thể qua khỏi thực là một điều khó khăn.”

Phương pháp mới đã điều trị thành công bệnh bạch cầu ở chuột thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu hi vọng phương pháp này sẽ được áp dụng cho bệnh nhân trong vòng một năm nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét