Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Hà Nội có thể phải xả nước sông Nhuệ vào nội thành

Do mực nước sông Nhuệ dâng cao nên có thể phải xả nước qua đập Thanh Liệt vào nội thành. Sáng nay, hàng loạt khu vực bị ngập nặng như Phạm Hùng, Thái Hà, Thái Thịnh, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng… khiến giao thông đình trệ.

de-vo.jpg
Gia cố đê sông Nhuệ tại xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm. Ảnh: Phương Sơn.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, nước sông Nhuệ dâng cao có thể gây ngập diện rộng, do vậy lãnh đạo đơn vị này đang xin ý kiến Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP Hà Nội về khả năng phải mở đập Thanh Liệt cho một lượng nước nhất định tràn vào hệ thống sông, mương ở nội thành như Tô Lịch, Kim Ngưu. Như vậy diện ngập có thể thu hẹp và kiểm soát được.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hà Đức Trung, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, Ban phòng chống lụt bão thành phố đang theo dõi sát diễn biến mực nước sông Nhuệ, phụ thuộc vào tình hình thực tế sẽ có hướng xử lý.
* Video: Nước ngập bủa vây tòa nhà cao nhất thủ đô
Trong cơn mưa lịch sử năm 2008, Hà Nội từng phải tiêu thoát nước cho khu vực ngoại thành bằng cách xả nước từ sông Nhuệ vào hệ thống thoát nước Hà Nội thông qua cửa cống Thanh Liệt. Ngoài ra, thủ đô đã phải cầu cứu Hà Nam để hút bớt nước sông Nhuệ qua trạm bơm Yên Lệnh.
Cơn mưa nặng hạt lúc 0h30 ngày 9/8 đã khiến tình hình ngập úng ở Hà Nội càng nghiêm trọng. Tổng lượng mưa sau 2 ngày tại Hà Nội tính đến 6h sáng 9/8 tại Hồ Tây là 290 mm, Long Biên 297 mm, Vân Hồ 253 mm. Trong khi đó, các hồ điều hòa đã đầy nên khả năng thoát nước hạn chế.
Úng ngập nặng nhất là các đoạn đường Phạm Hùng, Thái Hà, Thái Thịnh, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng… với mức độ 0,4 m. Dự kiến các vị trí này sẽ rút hết nước sau một giờ nếu không tiếp tục xảy ra mưa.

Tram can o to dien tu 60 tan | Tram can o to dien tu 80 tan | Tram can o to dien tu 100 tan | Tram can o to dien tu 120 tan | Tram can o to dien tu 150 tan 

Ngap-HN-1.jpg
Úng ngập nghiêm trọng quanh tòa nhà Keangnam. Ảnh: Đ.L.
Ngoài ra, 22 tuyến đường khác vẫn bị úng ngập do mưa rả rích từ hôm qua như  ngã ba Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, trước số 1 Liễu Giai, trước 343 Đội Cấn, Trần Bình, Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Khuyến, Thái Hà, Ngọc Lâm, Cầu Chui, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng…

Trạm cân ô tô điện tử 60 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 80 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 100 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 120 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 150 tấn

Từ chiều 8/8 đến sáng nay, đoạn phố Ngọc Lâm (Long Biên) vẫn ngập sâu khiến giao thông bị phong tỏa, điện bị cắt, sinh hoạt của người dân đảo lộn. Lực lượng chức năng phải cắm chốt ở hai đầu đường để cảnh báo người dân.
Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết đã chủ động hạ mực nước hồ điều hoà Yên Sở, hạ mực nước trên các kênh dẫn, kênh bao và sông. Các cửa xả hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa... đã được mở để điều hoà nước. Trạm bơm Yên Sở vận hành liên tục 20 tổ máy cùng trạm bơm Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ khai thác hết công suất nhằm hạ mực nước trên hệ thống.
Tuy nhiên, do nước trên sông Nhuệ lên quá nhanh nên khu vực Phạm Hùng - vành đai 3 nước rút chậm và có nguy cơ vỡ đê sông này. Công ty thoát nước đang tiếp tục vận hành các trạm bơm và bố trí nhân viên ứng trực tại hiện trường.
Theo ghi nhận của VnExpress, úng ngập trên nhiều tuyến đường trọng điểm nên giao thông Hà Nội hai hôm nay bị đảo lộn. Trên tuyến vành đai 3, nhiều phương tiện bị chết máy do đường ngập nên cảnh sát giao thông phải phân luồng cho xe máy đi đường trên cao. Các tuyến đường như Huỳnh Thúc Kháng, Kim Mã, Thái Hà... cũng trong cảnh ùn tắc do phương tiện tránh đường ngập.
Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương Lê Thanh Hải cho biết, lượng mưa đêm qua ở Hà Nội phổ biến khoảng 50 mm (ngày 8/8 là khoảng 200 mm). Ngày và đêm nay Hà Nội tiếp tục mưa từ 30 đến 50 mm, nên khả năng xảy ra kịch bản như năm 2008 chắc chắn không xảy ra.
http://canotodientu.vn
Sông Nhuệ là nhánh nhỏ của sông Hồng, dài 76 km, bắt đầu từ cống Liên Mạc, huyện Từ Liêm, chảy qua Thanh Trì, quận Hà Đông, các huyện Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên (Hà Nội) và cuối cùng là Phủ Lý (Hà Nam). Nhiệm vụ chính của sông Nhuệ là tiêu thoát nước cho lúa với tiêu chí mưa 3 ngày tiêu 5 ngày. Nhưng nay do đô thị hóa phía Tây Hà Nội, lưu lượng tiêu tăng gấp đôi gây quá tải cho sông và úng ngập cho nội thành Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét