Những tưởng để giành quyền nuôi con chung, vợ chồng chỉ khó “phân chia” ở Tòa án. Nhưng sự thật thì sau khi bản án ly hôn có hiệu lực, nhiều vụ con không thể trở về với cha hoặc mẹ - những người được quyền nuôi dưỡng vì nhiều lý do…
(Ảnh minh họa)
Cưỡng chế thi hành án khi trẻ không muốn ở với người mà chúng không thích thì một lần nữa sẽ làm trẻ bị tổn thương
Tòa giao cho mẹ, con đòi ở với bố
Nhìn vào gia cảnh chị
Mỹ Hương (Từ Liêm, Hà Nội) và anh Tuấn Khanh (cùng địa chỉ) không ai
nghĩ có một ngày họ sẽ đưa nhau ra tòa, chia nhau đến từng cái kim, sợi
chỉ.
Tất cả bất hòa phát
sinh từ chuyện chị Mỹ Hương là Giám đốc một DN lớn, ăn nên làm ra nên
tối ngày chị bận "bù đầu" với khách khứa, công việc. Mười ngày như nhau
cả mười, chị rời nhà lúc 6h và trở về khi thằng nhóc con chị đã say sưa
ngủ.
Anh Khanh chỉ là Trưởng
phòng ở một viện nghiên cứu, “sáng cắp ô đi tối cắp về”, mọi việc đưa
đón, dạy bảo, tắm rửa, ăn uống của con trai, anh Khanh lo từ A đến Z.
Ngày đưa nhau ra tòa ly hôn, Tòa án đã giao chị Hương quyền nuôi bé Nam
vì xét cho cùng chị có điều kiện tốt hơn anh Khanh, vả lại bé Nam khi đó
cũng còn rất nhỏ.
Tuy nhiên, đến cả 3 năm
sau, bản án ly hôn này vẫn không thể thi hành vì bé Nam cứ “bám chặt”
lấy bố, không chịu về sống chung với mẹ. Nhiều lần đòi con không được,
chị Hương phải đến yêu cầu cơ quan thi hành án (THA) can thiệp.
Sau nhiều lần thuyết phục, trước đại diện chính quyền địa phương và tổ dân phố, bé Nam
đã được “giao” cho mẹ. Tuy nhiên, chỉ đến chiều, khi anh Khanh mang
quần áo sang cho con, thì thằng bé nhất định đòi về với bố. Từ đó, chưa
lần nào chị Hương "đem" được con trở lại nhà mình...
Một vụ án khác khá
thương tâm vừa xảy ra ở Hà Tĩnh mà Chấp hành viên cũng là người “mắc
kẹt” khi thực hiện quyền giao con từ cha về cho mẹ. Tại bản án ly hôn
của TAND huyện C.L đã xử anh A phải giao cháu Nguyễn Kim Cô (sinh ngày
01/12/2004) cho chị B nuôi dưỡng, anh A phải đóng góp phí tổn nuôi con
chung. Tuy nhiên, sau khi án có hiệu lực, anh A không tự nguyện thi hành
mà còn đem con đi giấu ở nơi khác.
Anh A cho biết, chị B
bỏ nhà đi biệt tích từ lúc sinh con ra được 5 tháng, để mình anh lo từng
bữa ăn nuôi bé Kim Cô khôn lớn. Bản thân cháu Kim Cô cũng xin được ở
với bố vì không còn tình cảm với mẹ. Sau 3 lần tổ chức cưỡng chế không
thành thì trong một cơn lũ quét bất ngờ, cháu Kim Cô đã đã bị nước cuốn
trôi. Bản án vĩnh viễn nằm đó, giống như số phận của đứa trẻ vô tội…
Không nuôi được thì nên “nhường”
Điều 120 Luật Thi hành
án dân sự về cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao
nuôi dưỡng theo bản án, quyết định quy định: Chấp hành viên ra quyết
định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo
bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho
người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa
phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương
sự tự nguyện THA.
Trường hợp người phải
THA hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người
chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra
quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra
quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người
được giao nuôi dưỡng.
Hết thời hạn đã ấn định
mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc
giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
Quy định như vậy, nhưng
thực tiễn thi hành các bản án ly hôn luôn là sự thử thách đối với bất
cứ Chấp hành viên nào. Đành rằng, bản án đã có hiệu lực nhưng trong
trường hợp đứa trẻ không chịu về với người kia, hay người kia vì lý do
nào đó muốn giữ con ở lại thì những người thực thi công vụ cũng khó lòng
mà tiến hành cưỡng chế.
Chi cục trưởng Chi cục
Thi hành án dân sự Thanh Xuân (Hà Nội) Nguyễn Song Hà chia sẻ: “Hầu hết
các vụ giao con sau ly hôn chúng tôi đều sử dụng biện pháp giáo dục
thuyết phục là chính. Đứa trẻ không phải là vật vô tri vô giác, chúng đã
thiệt thòi khi bố mẹ ly hôn, nếu cưỡng chế thi hành án khi chúng không
muốn ở với người mà chúng không thích thì một lần nữa sẽ làm chúng bị
tổn thương”.
Thực tế, trong nhiều
trường hợp, vận động, thuyết phục mà bên phải THA vẫn không chịu giao
đứa trẻ. "Cưỡng chế là giải pháp cuối cùng, bất đắc dĩ mới phải làm. Tuy
nhiên, pháp luật cũng cho phép người có thẩm quyền được xử phạt hành
chính, mức độ cao hơn là xử lý hình sự về tội không chấp hành án. Trong
một số trường hợp chây ỳ, chống đối, cơ quan pháp luật cũng phải mạnh
tay, nếu không đương sự sẽ "nhờn”, một Chấp hành viên khẳng định.
Trạm cân ô tô điện tử 60 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 80 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 100 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 120 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 150 tấn
Tuy nhiên, một giải
pháp khả dĩ hơn được đưa ra cho những trường hợp người trực tiếp nuôi
con không bảo đảm được cuộc sống cho đứa trẻ cả về vật chất, tinh thần,
hoặc nếu đứa trẻ có nguyện vọng được thay đổi người nuôi dưỡng thì người
không được giao quyền nuôi con có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người
trực tiếp nuôi con theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đó là
cách tốt nhất giành lại quyền nuôi con mà không vi phạm luật pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét