Chuyện bức ảnh chụp lãnh đạo Mỹ, Anh, Đan Mạch chụp và xem ảnh "tự sướng" trong lễ tưởng niệm ông Nelson Mandela mới đây khiến một số báo chí thế giới tốn mực bình luận chê bai. Tuy nhiên tác giả bức ảnh này, phóng viên ảnh AFP cho rằng "nên xem họ cũng bình thường như chúng ta thôi".
Loadcell zemic | Sửa cân điện tử | Sửa chữa cân điện tử | Dịch vụ sử cân điện tử | Dịch vụ sửa chữa cân điện tử
Nên xem cảnh xem ảnh "tự sướng" này của ba vị nguyên thủ là hành vi bình thường như mọi người chúng ta - Ảnh: AFP |
Dư luận sau đó chê trách hành vi "tự sướng" của ba vị lãnh đạo này trong khung cảnh trang nghiêm của buổi lễ ở trên sân vận động FNB Stadium tại Soweto, Johannesburg, Nam Phi ngày 10.12 với sự tham dự của gần 100 lãnh đạo thế giới cùng hàng chục ngàn người dân Nam Phi này.
Thậm chí ngày hôm sau 11.12, tại Hạ viện Anh, có người chất vấn ông Cameron về hành vi "phản cảm" này, ông giải thích: "Quý vị nên nhớ là luôn có ống kính truyền hình hướng về mình. Cái chết của ông Nelson Mandela đã mang mọi người đến với nhau. Do đó khi có một thành viên của gia đình Kinnock nhờ tôi chụp bức ảnh, tôi nghĩ chỉ có cách lịch sự nhất là đồng ý" (bà Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt là con dâu của cựu lãnh đạo Công đảng Anh Lord Kinnock).
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh sau đó trả lời các nhà báo về câu hỏi liên quan bức ảnh này, đã nói: "Những gì báo chí chọn để đăng tải là vấn đề của các bạn".
Còn phóng viên ảnh Roberto Schmidt sau đó cho biết ông chụp bức ảnh này trong tình huống ngẫu nhiên, tình cờ và không ngờ nó lại có tác động lớn lao tầm cỡ toàn cầu như vậy.
Ông Schmidt kể lại trên blog của mình: "Tôi chụp những bức ảnh này một cách hoàn toàn tự nhiên, mà không suy nghĩ về những tác động mà những bức ảnh này có thể mang lại. Vào lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng các nhà lãnh đạo thế giới chỉ đơn giản là hành động như con người bình thường, như tôi và các bạn".
Ông Schmidt cũng lý giải vì sao bức ảnh chụp cảnh "tự sướng" của bộ ba nói trên lại gây nhiều chú ý đến thế: "Đó là vì chúng ta chưa bao giờ thấy họ trong cảnh như vậy. Ngày nay báo chí còn khó tiếp cận các lãnh đạo. Nếu như phương tiện truyền thông chúng ta tiếp cận nhiều hơn với họ và cho thấy rõ hơn họ cũng là con người bình thường, thì có lẽ những hình ảnh như thế này sẽ không gây sốc cho người dân, hoặc họ sẽ không tạo ra tiếng vang lớn như vậy.
Tôi nghi ngờ về việc ai đó có thể giữ một khuôn mặt lạnh như đá trong buổi lễ, nơi hàng chục ngàn người đang reo hò trên sân vận động. Đối với tôi, hành vi của các nhà lãnh đạo này trong việc chụp một tấm ảnh "tự sướng" dường như là hoàn toàn tự nhiên".
Về việc có ý kiến cho rằng bà Michelle Obama có vẻ khó chịu trước cảnh xúm nhau xem ảnh "tự sướng", ông Schmidt giải thích thêm: "Trước lúc tôi chụp bức ảnh này, bà Michelle Obama đã có cuộc nói chuyện dài với ông Cameron, và sau đó cả nhóm nói chuyện với nhau. Còn chuyện bà ấy trông như giận dữ trong bức ảnh, tôi nghĩ bà chỉ là không tham gia vào thời điểm đó, chứ tôi không nghĩ rằng điều đó lại nói nhiều hơn như thế".
Tóm lại, chuyện chụp và xem ảnh "tự sướng" của ba vị nguyên thủ có lẽ phải nhìn nhận từ góc độ họ cũng chỉ là con người bình thường như chúng ta mà thôi, không nên xem họ ở góc độ luôn là những người với khuôn mặt lạnh tanh không cảm xúc như chúng ta thường thấy và hình dung lâu nay.
Quang cảnh cuồng nhiệt trong lễ tưởng niệm ông Nelson Mandela trên sân vận động FNB Stadium tại Soweto, Johannesburg, Nam Phi ngày 10.12 - Ảnh: Getty Images |
Nhận sửa cân điện tử | Nhận
sửa chữa cân điện tử | Chuyên sửa cân điện
tử | Chuyên sửa chữa cân
điện tử
Điều khiến người ta bức xúc nhất là phiên dịch viên dành cho người khiếm thính (phải) đã dịch sai, dịch ẩu, thậm chí chế ra những ngôn ngữ bằng tay giả tạo khiến cộng đồng khiếm thính thế giới nổi giận vì không hiểu được lời các lãnh đạo phát biểu tại lễ tưởng niệm ông Nelson Mandela - Ảnh: AFP |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét