Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Cận cảnh quy trình sản xuất mất vệ sinh ở xưởng bánh trung thu truyền thống

Tay không nặn bánh, tay trần ép khuôn, không tem nhãn, chẳng vỏ hộp, những chiếc bánh "cởi trần" được cơ sở sản xuất xuất đi cả thùng để các nhà bán lẻ tùy ý gắn nhãn hiệu và đóng hạn sử dụng để đưa tới tận tay người sử dụng.

Ngày hội trăng rằm đang đến gần và bánh trung thu là mặt hàng được bán rất chạy. Với sự đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã, bánh trung thu truyền thống vẫn được nhiều người lựa chọn không chỉ bởi hương vị truyền thống mà còn bởi giá cả hấp dẫn.

Ghi nhận trong Chương trình Chuyển động 24h số phát sóng ngày 24/9 cho thấy, vì mức giá rẻ hơn mà nhiều nhà sản xuất đã bỏ qua yêu cầu về an toàn thực phẩm, và những điều như thế, đang làm ảnh hưởng tới danh tiếng được gầy dựng lâu năm của những làng nghề làm bánh trung thu truyền thống ở Hà Nội.

Clip: Công nghệ làm bánh trung thu tại các cơ sở sản xuất truyền thống - (Nguồn: VTV)

Tay không nặn bánh, tay trần ép khuôn, không tem nhãn, chẳng vỏ hộp, những chiếc bánh cởi trần được cơ sở sản xuất xuất đi cả thùng để các nhà bán lẻ tùy ý gắn nhãn hiệu và đóng hạn sử dụng.

1-cf716

2-cf716
Cận cảnh bánh trung thu "cởi trần" được làm ra tại các cơ sở sản xuất - (Ảnh cắt từ clip).

Không có trong danh sách kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường, tại một cơ sở khác ở Xuân Đỉnh tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng diễn ra tương tự. "Cơ sở đủ điều kiện, công bố bánh, đến đầu vụ kiểm tra hết 1,9 triệu một mẫu bánh, làm rất sạch sẽ", đó là khẳng định của một chủ cơ sở sản xuất bánh trung thu.

Tuy nhiên, trái ngược với "tuyên bố hùng hồn" đó, ở nơi được chủ hàng khẳng định là đã được Sở Y tế Hà Nội chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là sự nhếch nhác, khu vực làm bánh ẩm ướt, hiếm có dụng cụ nào sạch sẽ, máy khoan trở thành máy trộn bột, tay trần nặn bánh, bánh được xếp trên nền nhà chờ đóng hộp. Từ công nghệ sản xuất mất vệ sinh này, mỗi vụ trung thu, lò bánh này làm ra trên dưới một trăm nghìn chiếc bánh và bán cho người tiêu dùng.

3-cf716
Khu làm bánh ẩm ướt - (Ảnh cắt từ clip).

4-cf716
Máy khoan trở thành máy trộn bột - (Ảnh cắt từ clip).
Và thực tế không chỉ có Xuân Đỉnh, La Phù - một làng nghề nổi tiếng với các loại bánh kẹo siêu rẻ đợt này cũng đang chạy hết công suất làm bánh trung thu. Cảnh tượng mà PV ghi nhận được vẫn là công nghệ sản xuất bánh không đảm bảo VSATTP, những lều tạm phủ bạt được dựng lên, nhà ở cũng đồng thời là nhà xưởng, những can dầu làm bánh đen kịt, nhân bánh phơi ra chẳng cần che đậy, thậm chí tiện đâu... bỏ đấy.

6-cf716
Bánh trung thu sau khi sản xuất không hề được che đậy hay bảo quản - (Ảnh cắt từ clip).

Và những chiếc bánh trung thu như thế này vẫn cứ ngang nhiên đến tay người tiêu dùng bất chấp sự kiểm duyệt và mối nguy hại tới sức khỏe của người dân mỗi dịp trung thu về

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Dân quanh nhà cổ bị sập không biết 'đi đâu về đâu'

Căn biệt thự cổ sập hoàn toàn phần giữa làm hàng chục nhà xung quanh bị hư hỏng theo, nhiều hộ dân rơi vào cảnh không có chỗ ở.
Màn đêm xuống, chiếc máy xúc và hàng chục bộ đội, lính cứu hỏa vẫn cật lực thu dọn hiện trường trong ngõ 107 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngôi biệt thự cổ sập xuống làm 6 người bị thương, 2 người chết, hàng chục ngôi nhà xung quanh lở tường, sập mái hiên, hư hỏng tài sản.
Nhiều người dân sống cạnh căn nhà sập chân không kịp đi dép, người lấm lem, mỏi mệt nhưng vẫn quanh quẩn cạnh hiện trường để chờ xem nhà mình bị thiệt hại đến đâu. Không một tiếng khóc than nhưng ai nấy đều chung nỗi lo những ngày tiếp theo "không biết ăn đâu, ngủ đâu, sống ở đâu".
chingan-6484-1442936317.jpg
Chị Ngần chờ dọn dẹp hiện trường xong để vào nhà lấy đồ cho bố và xem nhà hỏng đến đâu. Ảnh: H.P.
Chị Vũ Thị Ngần (45 tuổi) cố chờ cho đội cứu hộ dọn dẹp hết đống đổ nát để về xem thiệt hại căn nhà và lấy ít đồ cho bố. Chị vẫn chưa hoàn hồn vì lúc nhà sập chỉ có mình ông cụ 91 tuổi và đứa cháu ngoại trong nhà. Khi nghe cháu thông báo, chị Ngần vội bỏ hết công việc chạy từ Thanh Nhàn lên đây, chỉ biết khóc cảm tạ trời đất vì bố không sao. Hiện tại, ông cụ đang ở tạm nhà con gái cho đỡ sợ.
Gia đình chị Ngần quê gốc ở Thái Bình nhưng gắn bó với ngôi nhà trong Khu tập thể đường sắt từ năm 1960. Từ hồi còn nhỏ, chị đã thấy căn biệt thự kiểu Pháp nhưng không biết căn nhà bao nhiêu tuổi. Đến khi các anh chị em trong nhà dựng vợ, gả chồng, làm ăn mỗi người một nơi, căn nhà cổ vẫn sừng sững ở đó cho đến ngày đổ sập. Chị cho biết, trong khu này chủ yếu là cán bộ từng công tác trong ngành đường sắt, cũng có nhiều người ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận đến đây buôn bán. Nhưng vì ở lâu nên dân trong khu đều biết nhau cả, sống rất tình cảm.
nguoidan-8066-1442936317.jpg
Đêm khuya nhưng nhiều người dân vẫn cố chờ cứu hộ dọn dẹp xong để về nhà. Ảnh: H.P.
Vẻ mặt thẫn thờ, bà Đào Thị Hường (53 tuổi) lo lắng cho số tài sản còn bị mắc kẹt trong nhà. Khi căn biệt thự cổ đổ sập, chỉ có một mình bà Hường ở trong nhà cách đó chừng 3 m. Mắt kém lại sợ hãi nên bà ngất đi. Đến khi hai cậu con trai bắc thang lên tầng 2, đập cửa ầm ầm gọi mẹ, bà mới tỉnh dậy và được các con đưa ra khỏi nơi nguy hiểm.
Căn nhà mấy mẹ con bà Hường đang ở là đi thuê. Bà quê ở Hưng Yên, lên Hà Nội gần 20 năm, mưu sinh bằng quán bún riêu, bún ốc để nuôi ba anh con trai trưởng thành. Giờ nhà bị hư hỏng nặng rồi, bà không biết ở và thuê nhà ở đâu để tiếp tục buôn bán. Trong khi tuổi già ập đến nơi, bà mới tốn một khoản tiền mổ mắt, lại không muốn lệ thuộc nhiều vào con cái. Cô cháu gái ngồi bên cạnh nài nỉ bà về nhà ở tạm vài ngày rồi tính tiếp, nhưng bà vẫn nán ngồi lại.
"Thuê một chỗ để buôn bán ở đất Hà Nội không phải dễ. Giờ tôi không biết những ngày sau sẽ ra sao, có tiếp tục buôn bán được nữa không", bà nói và cho biết, ngôi nhà bị sập đã có tuổi thọ khá lâu. Dân trong khu nghe thông tin là cuối năm sẽ di dời nhưng không ai ngờ được là nhà bất ngờ bị đổ sập. Bà bảo biết là sống cạnh nhà cổ, nhà cũ không an toàn nhưng vì mưu sinh nên sống dần rồi cũng quen.
hientruong-4991-1442936317.jpg
Ngôi nhà bị sập khiến nhiều nhà khác trong ngõ bị 'liên lụy'. Ảnh: H.P.
Nhìn đống gạch vữa ngổn ngang, anh Cường, chủ cửa hàng cắt tóc, gội đầu trong ngõ 107 sốt ruột thở dài. Dù cửa hàng của anh cách ngôi nhà sập gần 20 m nhưng hiên, tường bao sập xuống đè hỏng tivi, tủ lạnh trong nhà. "Thiệt hại kha khá đồ dùng, đồ nghề nhưng may mắn là không có ai bị thương. Ngôi nhà sập vào buổi trưa, nếu vào buổi sáng đông người qua lại thì hậu quả còn nặng nề hơn", anh nói.
Cửa hàng bị hư hỏng khá nặng, anh nhẩm tính chờ khắc phục xong mất một thời gian khá dài, có lẽ phải chuyển nơi khác tiếp tục kinh doanh, đảm bảo việc làm cho mấy nhân viên trẻ đang học nghề. Anh tiếc chỗ này bởi thuê khoảng 5 năm, việc kinh doanh rất ổn định. Điều anh lo lắng là buổi tối chưa biết kiếm đâu chỗ ngủ cho mấy nhân viên. "Bí quá chắc phải đưa nhau ra nhà nghỉ rồi tính tiếp", anh nói.
Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết vì lý do an toàn nên những gia đình ở gần khu vực nhà bị sập không nên ngủ lại. Thành phố đã chỉ đạo quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Xây dựng đưa người dân về tạm cư ở hai nơi là khu tập thể Kim Liên và khu tập thể Đền Lừ. Tại đây có những căn hộ phục vụ cho tái định cư, đủ điều kiện sống tối thiểu. "Trước mắt, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo công tác cứu hộ tài sản của người dân ở khu vực và đảm bảo an ninh trật tự ở mức cao nhất", ông Hoa nó
i

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Đảo Trung Quốc xây ở Trường Sa được ví với Lầu Năm Góc

Trung Quốc thiết lập khu tổ hợp lớn, chảo anten và có thể cả hệ thống radar vượt đường chân trời tại các bãi đá nước này đang cải tạo ở Trường Sa
Ảnh vệ tinh gần đây của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy việc xây dựng của Trung Quốc trên đá này tham vọng hơn so với đánh giá trước đó, với khu tổ hợp có thể cạnh tranh với Lầu Năm Góc về quy mô, theo Diplomat.
 
Tổ hợp này có diện tích khoảng 61.000 m2. Lầu Năm Góc của Mỹ có diện tích 116.000 m2, không tính sân bên trong.
 
Trung Quốc đã thiết lập các thiết bị tinh vi trên đá Chữ Thập, trong đó có một chảo anten tròn và có thể là một tháp radar. 
 
Ảnh chụp ngày 13/7 cho thấy 7 địa điểm trên đường băng Trung Quốc xây dựng trái phép ở đá Chữ Thập được dỡ bỏ và thay thế. Ba trong số đó dường như được sửa để đặt ống dẫn bên dưới đường băng, có thể nhằm thoát nước hoặc tưới tiêu. Toàn bộ cải tiến được hoàn thành vào đầu tháng 9. Đường băng nhanh chóng mở rộng thêm 60 m ở mỗi đầu, với chiều dài hiện tại khoảng 3.125 m.
 
Một dải đường màu tối mới xuất hiện trong ảnh chụp đầu tháng 9, song song với đường băng. Một số nhà phân tích cho rằng mặt bằng này có thể đang được chuẩn bị để thiết lập một đường băng mới. Tuy nhiên, đây nhiều khả năng là dải đất trồng cây để chống xói mòn đất, theo giáo sư David J. Rogers, thuộc chương trình Kỹ thuật Địa chất tại Đại học Khoa học & Công nghệ Missouri, người am hiểu các công trình quân sự ở khu vực Thái Bình Dương.
 
Rogers cho rằng dải đất này có thể nhằm giữ đất ở bên hướng ra biển của đường băng chính và làm giảm xói mòn do bão gây ra, cũng như có khả năng cung cấp nông sản.
 
Trung Quốc cũng đang xây dựng trên các đá khác của Trường Sa là Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, và Gạc Ma. Các cơ sở ở đây được trang bị các tháp cảm ứng tối tân, bệ theo dõi và phóng vũ khí, radar theo dõi và chỉ dẫn hướng bắn, cùng một loạt cảm biến điện tử và hệ thống liên lạc qua vệ tinh. Ảnh chụp ngày 23/8 cho thấy đá Châu Viên có một hệ thống anten mới, chưa hoàn thành. Ông Rogers liên tưởng nó đến mạng lưới radar vượt đường chân trời Jindalee của Australia, có tầm hoạt động lên đến 3.000 km.
Hệ thống trên đá Châu Viên dường như là một ma trận các cột anten cao tới 19 m. Trung Quốc có thể sử dụng radar vượt đường chân trời để hỗ trợ việc phóng tên lửa DF-21D, được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay".
 
Các cơ sở mới tại 4 đá này đều có một công trình cao khoảng 8 - 10 tầng, dường như để làm chỗ đóng quân hoặc là trung tâm chỉ huy, điều khiển và liên lạc. Các bục đa giác nhô lên có thể là bệ phóng vũ khí. 4 bục đa giác nhô lên của công trình trên đá Tư Nghĩa có đặc điểm giống với hệ thống phòng không tầm gần (CIWS) do radar kiểm soát, tuy nhiên không thể xác nhận điều này với độ phân giải hình ảnh hiện tại.
 
Kích thước, hình dạng và mục đích dự đoán của những tòa nhà này làm liên tưởng đến một cấu trúc từ thời Thế chiến II là tháp pháo phòng không. Một số tháp ở Vienna, Berlin và Hamburg vẫn đứng vững vì rất khó phá hủy chúng. Lầu Năm Góc, cũng bắt đầu được xây dựng từ thời Thế chiến II, trên vùng đất ngập nước và lấp bằng hàng triệu mét khối đất cùng 700.000 tấn cát nạo vét từ sông Potomac, khá giống hoạt động nạo vét và bồi đắp quy mô lớn Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa
.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Tố Ny "lật đổ" Đức Phúc vào phút cuối?

Tố Ny "lật đổ" Đức Phúc vào phút cuối?

Sau đêm chung kết The Voice 2015, Đức Phúc và Tố Ny là 2 cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên “chặng đua” tìm ra quán quân của cuộc thi.

Sở dĩ Top 4 chỉ còn là cuộc “đối đầu” của đội huấn luyện viên Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng bởi thầy trò Thu Phương đã không mặn mà với việc kêu gọi bình chọn sau đêm thi quyết định.
Ngoài ra, Yến Lê – “chiến binh” của Tuấn Hưng lại “yếu thế” rõ ràng khi là gương mặt cũ, từng chinh chiến ở nhiều cuộc thi và không có lượng khán giả ủng hộ lớn như các thí sinh còn lại.
Với 2 ứng cử viên sáng giá, Đức Phúc được nhiều người đồn đoán sẽ chiến thắng ngay từ khi có tên trong Top 4.
Tuy nhiên, Tố Ny hoàn toàn có đủ khả năng “lật ngược” tình thế bởi các yếu tố tiềm năng và sự hậu thuẫn lớn của huấn luyện viên, khán giả…
Gây bất ngờ ở chặng đua nước rút
Trước đêm chung kết, Tố Ny không được đánh giá cao như các thí sinh khác ở trong Top 4. Cô được nhận định là giọng ca khá an toàn và chưa có nhiều tiết mục nổi bật trong suốt mùa giải.
Song đến đêm thi cuối cùng, giọng ca gốc Đà Nẵng lại ngang nhiên trở lại “cuộc đua” khi tận dụng mọi lợi thể để tạo ấn tượng qua từng phần biểu diễn.
Ở phần thi solo, ngoài tự tin thể hiện ca khúc “Không cần anh” – bản ballad nhạc Pháp tưởng chừng không thuộc thế mạnh của bản thân, Tố Ny còn “ghi điểm” khi kết hợp nhuần nhuyễn giọng hát, vũ đạo khi trình bày bản hit “Get hight”.
Với phần song ca cùng huấn luyện viên, Tố Ny phần nào khoe được khả năng hát thể loại nhạc mang âm hưởng dân gian đương đại dù tiết mục “Chuyện thành Cổ Loa” không gây được tiếng vang lớn như mong đợi.
Chính sự bứt phá, “lội ngược dòng” ở liveshow mang tính chất quyết định, Tố Ny giảm bớt được "gạch đá" của dư luận và chinh phục thêm được nhiều khán giả theo dõi chương trình.
Từ việc chọn đúng thời điểm để "bùng nổ" lấy lại được niềm tin của công chúng, Tố Ny có đầy đủ hi vọng để đạt ngôi vị cao nhất của cuộc thi.
Sở hữu nhiều yếu tố tiềm năng
So với 3 “đối thủ” góp mặt trong đêm chung kết, Tố Ny là thí sinh dày dặn, có nhiều kinh nghiệm sân khấu nhất sau thời gian dài tiếp xúc, hoạt động trong môi trường chuyên nghiệp.
Ngoài những yếu tố trên, Tố Ny còn sở hữu nhan sắc vượt trội, khả năng vũ đạo điêu luyện – những đặc điểm mà Đức Phúc còn thiếu và cần học tập ở giọng ca sinh năm 1993.
Hiện tại, với việc hội tụ đầy đủ các tố chất của ngôi sao giải trí, Tố Ny dễ tạo thiện cảm với số đông nhờ yếu tố tiềm năng, có đủ sức duy trì hoạt động và thăng hạng sau khi bước ra khỏi cuộc thi.
Trong khi đó, Đức Phúc lại khá non nớt, bị nhiều khán giả nghi ngờ khả năng thành công trong tương lai khi chưa có định hướng rõ ràng.
Sự ủng hộ lớn từ huấn luyện viên
Ngay khi Tố Ny trở thành đại diện của đội để “chinh chiến” trong đêm chung kết, Đàm Vĩnh Hưng đã huy động người thân, đồng nghiệp, bạn bè, khán giả hâm mộ… để bình chọn liên tục cho cô học trò cưng.

Mr Đàm liên tục kêu gọi bình chọn cho Tố Ny trên mạng xã hội.
Mr Đàm liên tục kêu gọi bình chọn cho Tố Ny trên mạng xã hội.
Không dừng lại ở đó, với mối quan hệ thân tình, quen biết sâu rộng hiện tại của “Ông hoàng nhạc Việt”, Đàm Vĩnh Hưng còn “lôi kéo” các cả chủ doanh nghiệp lớn để nhờ họ kêu gọi nhân sự “vote” cho Tố Ny trong giai đoạn “nước rút”.
Nhờ kinh nghiệm từng giúp cho học trò Thảo My chiến thắng ở mùa 2, phương thức kêu gọi ồ ạt, rộng rãi cùng kinh nghiệm riêng của Đàm Vĩnh Hưng sẽ tạo cho Tố Ny nhiều cơ hội lớn trong cuộc chạy đua kịch tính.
Mr Đàm kêu gọi doanh nghiệp ủng hộ Tố Ny.
Mr Đàm kêu gọi doanh nghiệp ủng hộ Tố Ny.
Sự chủ quan của “đối thủ” và những “thế lực ngầm”
Trên thực tế, lượng fan ủng hộ Đàm Vĩnh Hưng rất khủng khiếp. Do đó, trong trường hợp lượng fans của Mỹ Tâm và Đức Phúc lơ là bình chọn, đội của huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng hoàn toàn có thể “vượt mặt” nhờ việc nhắn tin đều đặn và kêu gọi liên tục.
Nghi án Thu Phương xích mích với Mỹ Tâm cũng có thể là nguyên nhân khiến tin nhắn đội Mr Đàm tăng vọt.
Nghi án Thu Phương xích mích với Mỹ Tâm cũng có thể là nguyên nhân khiến tin nhắn đội Mr Đàm tăng vọt.
Điểm đáng quan tâm khác, với tin đồn Mỹ Tâm “xích mích” với Thu Phương khi ngồi “ghế nóng”, không thể loại bỏ việc khán giả của ca sĩ “Chưa bao giờ” sẽ dồn lực lượng ủng hộ đội Đàm Vĩnh Hưng khi Hoàng Dũng không có nhiều khả năng để chiến thắng.
Cũng trong cuộc nói chuyện với phóng viên, Đàm Vĩnh Hưng khẳng định "Tố Ny có 60% khả năng giành chiến thắng năm nay".
Với sự tự tin và bản lĩnh của Mr Đàm, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Và như thế, Tố Ny nhiều khả năng trở thành tân quán quân The Voice 2015.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

3 cặp tàu cá Việt Nam bị bắn do phạm vào hải phận Thái Lan

Qua công tác điều tra, Đại tá Phạm Văn Sáng - Chỉ Huy trưởng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, 3 cặp tàu Việt Nam bị xả súng vào ngày 11/9 đã xâm phạm sâu vào hải phận Thái Lan.

Chiều ngày 15/9, sau khi có cuộc họp các đơn vị liên quan trong vụ 3 cặp tàu cá Việt Nam bị những kẻ lạ mặt tấn công bằng súng làm 1 người chết, 2 người bị thương, Đại tá Phạm Văn Sáng - Chỉ Huy trưởng, Bộ Chỉ Huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang thông tin với PV Dân trí: “Chúng tôi đã chuẩn bị báo cáo nhưng có chút điều chỉnh nên chưa cung cấp cho báo chí. Tuy nhiên, qua công tác điều tra chúng tôi xác nhận 3 cặp tàu cá Việt Nam đã xâm phạm hải phận Thái Lan khoảng 27 hải lý”.
Trả lời PV Dân trí về việc có cơ sở để xác định các tàu cá Việt Nam “vượt rào” vào vùng biển Thái Lan, Đại tá Sáng cho biết, việc xác định căn cứ vào lời khai của từng ngư phủ và thời gian sự việc xảy ra cho đến lúc các tàu cá này trình báo với cơ quan chức năng. Riêng về dữ liệu máy định vị tọa độ, các tàu cá đã xóa hết.

Cũng theo cơ quan điều tra, lời khai của các ngư phủ, tài công với báo chí chưa đúng sự thật
Cũng theo cơ quan điều tra, lời khai của các ngư phủ, tài công với báo chí chưa đúng sự thật
Xung quanh lời khai của ngư dân về "những kẻ lạ mặt ngồi trên ca nô ghi chữ “police Thai Lan” số hiệu 528 và treo cờ Thái Lan", Đại tá Sáng nêu quan điểm: “Đây chỉ là lời khai của các ngư phủ nên chúng tôi chỉ làm báo cáo gửi vệ Bộ Tư lệnh Hải quân, từ đó Bộ Tư Lệnh sẽ gửi công hàm yêu cầu phía Thái Lan phối hợp tìm hiểu thông tin và vụ việc này”.
Riêng những câu hỏi vì sao những kẻ lạ mặt xả súng xối xả vào các tàu cá, theo Đại tá Sáng, đây là vấn đề cần làm rõ trong thời gian tới, có thể hai bên có “va chạm” nhưng theo ông Sáng phân tích, trước hết cần xác định những kẻ tấn công là ai?
Qua vụ việc, Đại tá Phạm Văn Sáng - Chỉ Huy Trưởng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, khuyến cáo bà con ngư dân cần chấp hành nghiêm luật biển và bảng cam kết khi tham gia hoạt động đánh bắt thủy sản.
Qua vụ việc, Đại tá Phạm Văn Sáng - Chỉ Huy Trưởng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, khuyến cáo bà con ngư dân cần chấp hành nghiêm luật biển và bảng cam kết khi tham gia hoạt động đánh bắt thủy sản.
Liên quan đến hành động của những người lạ mặt, xả súng xối xả vào tàu cá Việt Nam làm 1 tài công tử vong và 2 người khác bị thương, Đại tá Sáng chia sẻ: “Chúng ta chưa biết những kẻ nổ súng là lực lượng chấp pháp hay những kẻ cướp, tuy nhiên với hành động xả súng như thế là phi nhân đạo, vi phạm luật pháp quốc tế”.
Đồng quan điểm với Đại tá Phạm Văn Sáng, Chủ tịch Hội nghề cá TP. Rạch Giá Trương Văn Ngữ nói: “Nếu là đơn vị chấp pháp thì anh có đủ cơ sở pháp lí để xử lý hành vi xâm phạm hải phận của ngư dân Việt Nam, chứ không thể nổ súng xối xả về phía tàu cá để lấy mạng ngư dân như vậy được. Hành động này mất tính người, Hội nghề cá TP Rạch Giá sẽ có báo cáo vụ việc và có những đề nghị cần thiết xung quanh vụ việc này với Trung ương Hội nghề cá Việt Nam để phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngư dân”.
Ông Ngữ cho biết, tại tỉnh Kiên Giang có trên 10.700 tàu cá đang hoạt động, trong đó có khoảng 30% số tàu cá đánh bắt xa bờ. Hiện nay, tại vùng biển Kiên Giang, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, do vậy, dù biết những vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Thái Lan, Malaysia… ẩn chứa nhiều rủi ro và hiểm nguy nhưng vì lợi nhuận, nhiều chủ tàu cá vẫn đến khu vực này đánh bắt. Có chủ tàu tính từ đầu năm đến nay đã bị bắt và đòi tiền chuộc đến 8 lần

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Chùm ảnh: Những điều rất xinh xắn của Hà Nội trong ngày gió lạnh đầu mùa

Chưa cần xuống phố và bước ra đường, cái cảm giác háo hức khi tiết trời thay đổi đã hiện rõ mồn một trên những dòng status đăng tải khắp mọi nẻo của Facebook, Instagram; trên cả những bức hình chụp lại để cất giữ một ngày quá đẹp trời thực tình không biết cảm thán sao cho vừa.

Đó là một buổi sáng tỉnh dậy và người Hà Nội bỗng nhiên nhận ra mùa thu đã về ngay trước cửa không một chút hoài nghi. Cuối cùng thì mùa hè cũng đã chính thức bỏ đi, để lại bầu trời, phố phường, và cả con người cho mùa thu săn sóc. Không phải vì nắng nhẹ, cũng không phải vì sấu chín hay cốm non theo chân những gánh hàng rong lác đác đi trên phố gọi mùa mới đang tới, mà kỳ thực là thu đã mang theo hơi thở rõ rệt của mình chạm tới thủ đô... 

Hôm qua hẳn đã là một ngày đặc biệt lắm, vì cơn gió mùa đầu tiên mang theo thứ không khí se lạnh đã về!

11221339_1043662502334146_6600653814301063050_n-24549
Giá lúc nào Hà Nội cũng bình yên thế này thì thích nhỉ? (Ảnh: Instagram cow_coww).

12002208_1043662655667464_3975654383186839220_n-24549
Giàn hoa giấy đung đưa trước khung cửa sổ cũ. (Ảnh: Instagram baofunny).

Chưa cần xuống phố và bước ra đường, cái cảm giác háo hức khi tiết trời thay đổi đã hiện rõ mồn một trên những dòng status đăng tải khắp mọi nẻo của Facebook, Instagram; trên cả những bức hình chụp lại để cất giữ một ngày quá đẹp trời thực tình không biết cảm thán sao cho nổi. Hà Nội chia nhỏ trong những khung hình mang từng nét đặc trưng của một mùa thu có gió mùa se se, có con đường thoáng đãng, có nhịp sống chậm rãi, có hoa sữa thoang thoảng hương, có những chiếc lá vàng bay bay, có những món ăn chỉ biết xuýt xoa khi được nhấm nháp trong cái không khí lành lạnh.

Hà Nội chưa bao giờ đẹp đến thế. Và người Hà Nội có lẽ cũng chưa bao giờ khoan khoái như buổi sáng có gió mùa về như hôm qua.

12002304_1043662385667491_7733235490774254219_n-24549
(Ảnh: Instagram andrzejogonowski).
12002759_1043781965655533_4654033011660012553_n-fb41d
(Ảnh: Instagram dam.nam0212).

Bầu trời, rồi phố phường trở nên quang đãng và rộng rãi đến lạ kỳ, chắc bởi vì không còn cái oi bức, ngột ngạt như những ngày trước nữa. Hà Nội ngày gió mùa về chợt dịu dàng và e thẹn như thiếu nữ. Cả Hà Nội thong thả, chậm rãi hít hà từng chút, từng chút se lạnh quyện trong gió, chẳng ai nỡ vội vàng vì sợ đánh rơi mất cái cảm giác sung sướng tuyệt vời. 

Thời tiết kỳ diệu như thế này, nếu không nhón chân ra đường thì thực là có lỗi. Dù biết rằng trong một buổi cuối tuần lười biếng, được trốn trong chăn, vừa bật quạt, vừa nghe tiếng nhiệt độ hạ từ từ cũng đã đủ thích lắm rồi! 

12002957_1043662565667473_2644999325240966503_n-24549
Những cây hoa sữa - một biểu tượng gắn chặt với Hà Nội mùa thu. (Ảnh: Instagram vutran264).

12004861_1043662639000799_8944308566151739223_n-24549
Những con đường đã đi mãi mỗi ngày cũng trở nên đẹp đến kỳ lạ. (Ảnh: Instagram ayadiyassine).

12009554_1043662315667498_3865363899122202089_n-24549
Phố phường quang đãng... (Ảnh: Instagram nheiiiiiii).

12011291_1043781955655534_486718126522465800_n-7222c
(Ảnh: 
Instagram linhyuha).

11917477_1043662569000806_7000968968084093804_n-24549
Đường ướt át bởi những cơn mưa bất chợt. (Ảnh: Instagram rossjcollins).

Nhiều lúc chợt tự hỏi không biết có phải thành phố này sinh ra là để dành cho mùa thu hay không? Cái nồng nhiệt, sôi nổi, chói chang của mùa hè cũng đẹp nhưng không phải ai cũng mê được tiết trời nóng nực. Cái lạnh đến tái cả người của mùa đông, cái thú cắn kem để rét run cầm cập của mùa lạnh cũng vui nhưng không phải ai cũng thích màu trời âm u và xám ngắt, trời tối nhanh, đêm dài và rét. Chỉ có mùa thu..., tất cả đều vừa đủ để ai cũng có thể hân hoan khi biết nó đang về.

10392499_1043662572334139_4844940579426123808_n-24549
(Ảnh: Instagram kaythetree)

11209525_1043662335667496_527868585744980933_n-24549
(Ảnh: Instagram le.tram.176).

11999052_1043782022322194_1842224197667124290_n-7222c
(Ảnh: Instagram ngokhanhhoa).

12009834_1043781938988869_2098422400684141069_n-7222c
Những thảm lá vàng trải dài khắp Hà Nội. (Ảnh: Instagram quyyeuquai).

Gió mùa về, đã đến lúc để xúng xính khoác chiếc áo mỏng và háo hức ra đường, sau khi hít hà đủ thứ gió lạnh lạnh, se se thì sẽ chọn một quán vỉa hè hoặc có góc nhìn ra phố, để ngồi yên một chỗ ngắm Hà Nội cuối tuần. Cái thời tiết này, thực sự thì ăn gì cũng thấy sướng miệng, uống gì cũng thấy ngon, chứ chưa cần chạm tới những đặc sản cộp mác mùa thu của Hà Nội.

11150777_1043662415667488_5220239586924596981_n-24549
(Ảnh: Instagram hanoi.coffeshop).
12002972_1043662365667493_8433247970664346118_n-24549
(Ảnh: Instagram ss.shine22).

12003135_1043662355667494_1195141971309488280_n-24549
Cafe 1 mình cũng không tệ. (Ảnh: Instagram vietanh238).

Nhưng tạo hóa đã khéo léo tặng cho Hà Nội những thức quà không phải nơi nào cũng tìm được, nên có lý do gì để bỏ qua nó trong một ngày thời tiết đang tuyệt đẹp? Những hạt cốm non xanh, thơm và dẻo ăn một nhúm nhỏ mà đã muốn xuýt xoa; những bát cháo sườn quẩy nghi ngút khói chỉ đặc biệt ngon khi trời lành lạnh; nem lụi, trà chanh tuy đã quá quen nhưng trong một ngày đẹp trời cũng trở nên đặc biệt hấp dẫn; bát bún riêu chỉ muốn xì xụp đến giọt nước cuối cùng vì những món đồ nóng nóng sinh ra là để dành cho những buổi như hôm nay...

11140040_1043662452334151_7619577824597185721_n-24549
(Ảnh: Instagram wiindec).

12011384_1043662482334148_6149879631536054084_n-24549
(Ảnh: Instagram uyenbidoo)

12002829_1043662559000807_3556815356890805467_n-24549
(Ảnh: Instagram clng).

11215743_1043662465667483_2010865525875314484_n-24549
(Ảnh: Instagram habi_virgo).

11863337_1043662305667499_4350941612628519680_n-24549
(Ảnh: Facebook Titô Radio)

11988457_1043662435667486_3285170542354925652_n-24549
(Ảnh: Instagram andrewenglish).

12002975_1043782005655529_3752530683004252749_n-49d5f
"Ăn một chút phở để có cảm giác ấm ấm cho một ngày hơi se lạnh của Hà Nội". (Ảnh: Instagram thuongorns).

12004886_1043662652334131_3415299231865730773_n-24549
(Ảnh: Instagram whatgreeneats).

Chẳng biết viết bao nhiêu cho đủ khi nhắc tới mùa thu, khi bản thân nó đã là một cụm từ thật đẹp. Đối với cái mùa mà nắng vừa phải, lạnh vừa phải, ra đường lúc nào cũng thích mê dẫu cho đôi khi sẽ ướt nhẹp bởi những cơn mưa bất chợt, rồi ăn gì cũng thấy vừa miệng, uống gì cũng thấy dễ chịu... thì có lẽ tốt nhất là, tự mỗi người hãy nhanh nhanh và chăm chỉ ra đường để tận hưởng, đừng để có lỗi khi gió mùa về rồi nhưng bản thân chưa kịp thốt lên rằng: trời đẹp quá, Hà Nội mùa này thật đáng để yêu!