Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Mỹ thông báo kế hoạch điều tàu vào sát đảo nhân tạo Trung Quốc

Các quan chức cho biết Washington đã thông báo ngắn gọn với các đồng minh ở châu Á về kế hoạch tuần tra hải quân gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông.
my-thong-bao-ke-hoach-dieu-tau-vao-sat-dao-nhan-tao-trung-quoc
Đô đốc. Harry B. Harris Jr. đứng bên một ảnh cho thấy hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa. Ảnh: AP
Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ hôm 8/10 nói rằng Washington đang xem xét triển khai tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa.
Theo NYTimes, các quan chức ở Philippines cho biết họ đã được thông báo về kế hoạch tuần tra trong vài ngày qua. Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes IV F., chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia, hôm qua nói rằng ông hoan nghênh quyết định này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng John Kerry đã lên lịch thảo luận về việc tuần tra với phía Australia tại Boston ngày 12-13/10. Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, đô đốc. Harry B. Harris Jr., cũng được cho là có tham dự cuộc họp này.
Cố vấn cao cấp về Trung Quốc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Daniel Kritenbrink, nói với nhóm các nhà phân tích tại một cuộc họp ở Washington rằng, Nhà Trắng đã quyết định tiến hành tuần tra, theo một người dự sự kiện.
Ông Kritenbrink không nói rõ khi nào cuộc tuần tra sẽ diễn ra, nhưng ông cho biết nó vốn bị trì hoãn để không làm gián đoạn chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tháng 9, nguồn tin cho biết.
Tân thủ tướng Australia, Malcolm Turnbull, sẽ ít sẵn sàng ủng hộ tuần tra hơn người tiền nhiệm Tony Abbott, nhà phân tích quốc phòng Hugh White nhận định. Ông Turnbull có khả năng phải thận trọng về việc đối đầu với Trung Quốc, ông White nói.
Tại Manila, thượng nghị sĩ Trillanes nói rằng nên tiến hành cuộc tuần tra. "Việc này khá nguy hiểm, nhưng ngay bây giờ, chúng ta cần phải biết Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ các đảo nhân tạo đó đến mức nào", ông nói.
Trillanes cho biết ông không lo ngại rằng động thái như vậy có thể làm tăng khả năng xung đột trong khu vực. "Mỹ đã tính toán rồi. Họ sẽ không làm điều này nếu căng thẳng leo thang cao hơn so với những gì họ dự đoán", ông nói.
Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert F. del Rosario nói rằng các cuộc tuần tra của Mỹ sẽ giúp duy trì ổn định trong khu vực.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên tiến hành cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hà Nội khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Washington không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các đảo nhân tạo, tuyên bố hải quân Mỹ sẽ hoạt động ở mọi nơi luật pháp quốc tế cho phép
.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Cơ sở mầm non bạo hành trẻ 15 tháng bị giải thể

TP Đồng Hới (Quảng Bình) ra quyết định xử phạt hành chính chủ cơ sở mầm non tư thục Sơn Ca 22,5 triệu đồng và yêu cầu giải thể.

co-so-mam-non-bao-hanh-tre-15-thang-bi-giai-the
Chủ cơ sở mầm non trái phép bị phạt hành chính, yêu cầu giải thể. Ảnh: Hoàng Táo
Chiều 8/10, UBND TP Đồng Hới (Quảng Bình) ra quyết định xử phạt hành chính 22,5 triệu đồng với bà Trần Thị Thúy Hằng, chủ cơ sở mầm non Sơn Ca, nơi xảy ra vụ bạo hành bé 15 tháng tuổi. Bà Hằng bị phạt vì tự ý thành lập cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức hoạt động giáo dục khi chưa được phép.
Ngoài ra, bà Hằng phải giải thể cơ sở mầm non trái phép Sơn Ca, trả lại các khoản thu của phụ huynh nếu có.
Trước đó ngày 5/10, qua camera quan sát lớp học, chị Đinh Thị Thúy Hằng (trú phường Hải Thành, TP Đồng Hới) phát hiện con trai 15 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh. Khi cùng chồng lên lớp học để phản ánh sự việc, chị Hằng phát hiện con trai bị trói tay chân, nhét giẻ vào miệng. 
Theo chủ cơ sở Sơn Ca, do bé trai 15 tháng tuổi quấy khóc, làm các bé cùng học thức giấc nên ba bảo mẫu mới dùng khăn mùi xoa, giẻ để trói cháu bé với mục đích làm cháu nín.
“Tôi hoàn toàn nhận lỗi, nhận trách nhiệm đầu tiên dù bản thân không trực tiếp gây ra. Nếu tôi có ý đồ xấu với con em phụ huynh thì đã không lắp camera quan sát”, bà Trần Thị Thúy Hằng phân trần
.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Tổng thầu Trung Quốc mắc hàng loạt sai phạm an toàn lao động

Chưa kiểm định kỹ thuật an toàn một số máy móc, không có thiết bị đóng cắt điện, trả lương thấp, trốn đóng bảo hiểm... là những sai phạm cơ quan thanh tra phát hiện ở tổng thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa phát hiện hàng loạt sai phạm về an toàn lao động tại Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) - Tổng thầu thi công toàn bộ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Cụ thể, có 16 sai phạm về an toàn lao động, trả lương thấp, trốn đóng bảo hiểm cho người lao động.
catlinh2-8852-1443804445.jpg
Thi công tuyến đường chậm chạp, xảy ra nhiều sự cố khiến người dân nơm nớp mỗi khi đi qua đây. Ảnh: Bá Đô.
Cơ quan thanh tra phát hiện Tổng thầu EPC chưa kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với 8 máy móc, thiết bị (một pa lăng xích kéo tải trọng trên một tấn và 7 pa lăng xích kéo tải trọng 5 tấn) thuộc danh mục yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Đơn vị này cũng không khai báo với Sở Lao động Hà Nội khi sử dụng máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cũng như chưa lập phương án xử lý, ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố với máy móc, thiết bị trong hồ sơ kỹ thuật, biện pháp thi công như quy định.
Việc thực hiện các quy định an toàn lao động trên công trường cũng rất lỏng lẻo. Toàn bộ công trường đang thi công chưa có sơ đồ mạng điện, cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để cắt điện khi có sự cố. Đơn vị này chưa nối đất đối không bảo vệ kim loại của thiết bị điện, đóng cắt điện và thiết bị có thể có điện theo quy định.
Tại công trường có 86 lao động Trung Quốc và 82 lao động Việt Nam làm việc. Cơ quan thanh tra phát hiện Tổng thầu EPC áp dụng mức lương tối thiểu thấp hơn lương tối thiểu vùng, chưa xây dựng hệ thống thang lương bảng lương, chưa đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho nhiều người. Đơn vị này cũng chưa thống kê đầy đủ số lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, số lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tổng thầu cũng chưa tổ chức huấn luyện định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng sử dụng lao động và người lao động theo quy định.
Thanh tra Bộ Lao động kiến nghị Tổng thầu EPC phải có biện pháp khắc phục toàn bộ sai phạm về an toàn lao động nêu trên và khai báo việc sử dụng 11 máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với cơ quan quản lý nhà nước. Thời hạn tối đa 45 ngày phải báo cáo về Bộ.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài hơn 13 km, bố trí qua 12 nhà ga với khoảng cách các nhà ga là 1,15 km. Tổng giá trị hợp đồng thi công dự án là 350.573.000 USD. Dự án do Tổng thầu Trung Quốc thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc. 
Hiện nay, dự án chậm tiến độ ở hàng loạt hạng mục, bao gồm 12 nhà ga, lao lắp dầm đường sắt chậm, chậm thanh quyết toán cho nhà thầu phụ nên nợ đọng dự án ngày càng tăng lên. Việc thi công bị trì hoãn khiến chongười dân Hà Nội "khốn khổ" mỗi khi đi học, đi làm qua tuyến đường nà
y

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh"

Những bức ảnh chế hài hước về bộ phim đang tràn ngập các trang mạng xã hội.
Dù chỉ mới công chiếu, sức hút cũng như độ "hot "của bom tấn chuyển thể từ truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" lại càng tăng lên theo cấp số nhân, khiến cha đẻ của phim là đạo diễn Victor Vũ cũng không thể tưởng tượng nổi.
Chỉ trong một thời gian ngắn, những bức ảnh chế hài hước từ poster và hình ảnh hậu trường của phim đã xuất hiện tràn ngập trên internet và được lan truyền với tốc độ nhanh "chóng mặt". Với trí tưởng tượng phong phú cùng sự dí dỏm, hài hước của tuổi trẻ, cư dân mạng đã mang đến cho mọi người nhiều thông tin bên lề hấp dẫn về bộ phim này.
Dưới đây là một số tấm poster phim, hình ảnh "chế" rất độc đáo:
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 1
Từ chủ đề ngọt ngào - matcha (bột trà xanh Nhật Bản), gợi liên tưởng đến thức uống được nhiều người yêu thích...
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 2
... cho đến cách diễn đạt khá thô, đúng kiểu "con nít".
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 3
Những câu chế bắt đầu bằng "Tôi thấy..."  được sử dụng nhiều nhất trong các bức ảnh cộp mác "Hoa vàng, cỏ xanh".
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 4
Thậm chí nhiều bạn trẻ còn bỏ ra cả thời gian để thực hiện những bộ ảnh "nhái" theo phong cách của phim khiến nhiều người xem thích thú.
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 5
Thông tin Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh lỡ hẹn với Oscar danh giá 2016 cũng được cư dân mạng "chế ảnh" như thể hiện sự tiếc nuối dành cho siêu phẩm của Victor Vũ.
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 6
Trước khi phim ra mắt, những hình ảnh hậu trường cũng được cư dân mạng "biến tấu" thú vị.
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 7
Bộ ba nhân vật chính trong phim gồm Thiều (Thịnh Vinh), Mận (Thanh Mỹ) và Tường (Trọng Khang) nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khán giả. Nhiều người nhận xét sự ngây ngô, trong sáng của các em chính là điểm thu hút nhất của phim.
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 8
Hình ảnh ma mị của bé Ái (Thanh Mỹ) trong Đoạt hồn cũng thường xuyên được cư dân mạng mang ra so sánh với vai Mận trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 9
Việc đạo diễn Lê Hoàng tỏ ý thất vọng ngay sau khi xem tác phẩm của đồng nghiệp cũng trở thành đề tài sáng tạo của các "thánh chế".
"Tôi kỳ vọng nhiều hơn thế rất nhiều. Tôi hơi tiếc vì nó không như tôi mong đợi. Thứ nhất là câu chuyện thiếu sự liên tục. Thứ 2 khi cô Mận đi thì phim hết, đoạn sau hoàn toàn không đủ, mặc dù nhân vật Mận cũng chưa được xây dựng cụ thể lắm đâu. Nói chung, tôi bị hụt hẫng", vị đạo diễn khó tính chia sẻ.
 Dân mạng sôi sục chế ảnh "Hoa vàng, cỏ xanh" - 10
Hay như chuyện nam diễn viên Trần Bảo Sơn đã có một vai trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ nhưng sau đó bị cắt cũng khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Cận cảnh quy trình sản xuất mất vệ sinh ở xưởng bánh trung thu truyền thống

Tay không nặn bánh, tay trần ép khuôn, không tem nhãn, chẳng vỏ hộp, những chiếc bánh "cởi trần" được cơ sở sản xuất xuất đi cả thùng để các nhà bán lẻ tùy ý gắn nhãn hiệu và đóng hạn sử dụng để đưa tới tận tay người sử dụng.

Ngày hội trăng rằm đang đến gần và bánh trung thu là mặt hàng được bán rất chạy. Với sự đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã, bánh trung thu truyền thống vẫn được nhiều người lựa chọn không chỉ bởi hương vị truyền thống mà còn bởi giá cả hấp dẫn.

Ghi nhận trong Chương trình Chuyển động 24h số phát sóng ngày 24/9 cho thấy, vì mức giá rẻ hơn mà nhiều nhà sản xuất đã bỏ qua yêu cầu về an toàn thực phẩm, và những điều như thế, đang làm ảnh hưởng tới danh tiếng được gầy dựng lâu năm của những làng nghề làm bánh trung thu truyền thống ở Hà Nội.

Clip: Công nghệ làm bánh trung thu tại các cơ sở sản xuất truyền thống - (Nguồn: VTV)

Tay không nặn bánh, tay trần ép khuôn, không tem nhãn, chẳng vỏ hộp, những chiếc bánh cởi trần được cơ sở sản xuất xuất đi cả thùng để các nhà bán lẻ tùy ý gắn nhãn hiệu và đóng hạn sử dụng.

1-cf716

2-cf716
Cận cảnh bánh trung thu "cởi trần" được làm ra tại các cơ sở sản xuất - (Ảnh cắt từ clip).

Không có trong danh sách kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường, tại một cơ sở khác ở Xuân Đỉnh tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng diễn ra tương tự. "Cơ sở đủ điều kiện, công bố bánh, đến đầu vụ kiểm tra hết 1,9 triệu một mẫu bánh, làm rất sạch sẽ", đó là khẳng định của một chủ cơ sở sản xuất bánh trung thu.

Tuy nhiên, trái ngược với "tuyên bố hùng hồn" đó, ở nơi được chủ hàng khẳng định là đã được Sở Y tế Hà Nội chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là sự nhếch nhác, khu vực làm bánh ẩm ướt, hiếm có dụng cụ nào sạch sẽ, máy khoan trở thành máy trộn bột, tay trần nặn bánh, bánh được xếp trên nền nhà chờ đóng hộp. Từ công nghệ sản xuất mất vệ sinh này, mỗi vụ trung thu, lò bánh này làm ra trên dưới một trăm nghìn chiếc bánh và bán cho người tiêu dùng.

3-cf716
Khu làm bánh ẩm ướt - (Ảnh cắt từ clip).

4-cf716
Máy khoan trở thành máy trộn bột - (Ảnh cắt từ clip).
Và thực tế không chỉ có Xuân Đỉnh, La Phù - một làng nghề nổi tiếng với các loại bánh kẹo siêu rẻ đợt này cũng đang chạy hết công suất làm bánh trung thu. Cảnh tượng mà PV ghi nhận được vẫn là công nghệ sản xuất bánh không đảm bảo VSATTP, những lều tạm phủ bạt được dựng lên, nhà ở cũng đồng thời là nhà xưởng, những can dầu làm bánh đen kịt, nhân bánh phơi ra chẳng cần che đậy, thậm chí tiện đâu... bỏ đấy.

6-cf716
Bánh trung thu sau khi sản xuất không hề được che đậy hay bảo quản - (Ảnh cắt từ clip).

Và những chiếc bánh trung thu như thế này vẫn cứ ngang nhiên đến tay người tiêu dùng bất chấp sự kiểm duyệt và mối nguy hại tới sức khỏe của người dân mỗi dịp trung thu về

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Dân quanh nhà cổ bị sập không biết 'đi đâu về đâu'

Căn biệt thự cổ sập hoàn toàn phần giữa làm hàng chục nhà xung quanh bị hư hỏng theo, nhiều hộ dân rơi vào cảnh không có chỗ ở.
Màn đêm xuống, chiếc máy xúc và hàng chục bộ đội, lính cứu hỏa vẫn cật lực thu dọn hiện trường trong ngõ 107 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngôi biệt thự cổ sập xuống làm 6 người bị thương, 2 người chết, hàng chục ngôi nhà xung quanh lở tường, sập mái hiên, hư hỏng tài sản.
Nhiều người dân sống cạnh căn nhà sập chân không kịp đi dép, người lấm lem, mỏi mệt nhưng vẫn quanh quẩn cạnh hiện trường để chờ xem nhà mình bị thiệt hại đến đâu. Không một tiếng khóc than nhưng ai nấy đều chung nỗi lo những ngày tiếp theo "không biết ăn đâu, ngủ đâu, sống ở đâu".
chingan-6484-1442936317.jpg
Chị Ngần chờ dọn dẹp hiện trường xong để vào nhà lấy đồ cho bố và xem nhà hỏng đến đâu. Ảnh: H.P.
Chị Vũ Thị Ngần (45 tuổi) cố chờ cho đội cứu hộ dọn dẹp hết đống đổ nát để về xem thiệt hại căn nhà và lấy ít đồ cho bố. Chị vẫn chưa hoàn hồn vì lúc nhà sập chỉ có mình ông cụ 91 tuổi và đứa cháu ngoại trong nhà. Khi nghe cháu thông báo, chị Ngần vội bỏ hết công việc chạy từ Thanh Nhàn lên đây, chỉ biết khóc cảm tạ trời đất vì bố không sao. Hiện tại, ông cụ đang ở tạm nhà con gái cho đỡ sợ.
Gia đình chị Ngần quê gốc ở Thái Bình nhưng gắn bó với ngôi nhà trong Khu tập thể đường sắt từ năm 1960. Từ hồi còn nhỏ, chị đã thấy căn biệt thự kiểu Pháp nhưng không biết căn nhà bao nhiêu tuổi. Đến khi các anh chị em trong nhà dựng vợ, gả chồng, làm ăn mỗi người một nơi, căn nhà cổ vẫn sừng sững ở đó cho đến ngày đổ sập. Chị cho biết, trong khu này chủ yếu là cán bộ từng công tác trong ngành đường sắt, cũng có nhiều người ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận đến đây buôn bán. Nhưng vì ở lâu nên dân trong khu đều biết nhau cả, sống rất tình cảm.
nguoidan-8066-1442936317.jpg
Đêm khuya nhưng nhiều người dân vẫn cố chờ cứu hộ dọn dẹp xong để về nhà. Ảnh: H.P.
Vẻ mặt thẫn thờ, bà Đào Thị Hường (53 tuổi) lo lắng cho số tài sản còn bị mắc kẹt trong nhà. Khi căn biệt thự cổ đổ sập, chỉ có một mình bà Hường ở trong nhà cách đó chừng 3 m. Mắt kém lại sợ hãi nên bà ngất đi. Đến khi hai cậu con trai bắc thang lên tầng 2, đập cửa ầm ầm gọi mẹ, bà mới tỉnh dậy và được các con đưa ra khỏi nơi nguy hiểm.
Căn nhà mấy mẹ con bà Hường đang ở là đi thuê. Bà quê ở Hưng Yên, lên Hà Nội gần 20 năm, mưu sinh bằng quán bún riêu, bún ốc để nuôi ba anh con trai trưởng thành. Giờ nhà bị hư hỏng nặng rồi, bà không biết ở và thuê nhà ở đâu để tiếp tục buôn bán. Trong khi tuổi già ập đến nơi, bà mới tốn một khoản tiền mổ mắt, lại không muốn lệ thuộc nhiều vào con cái. Cô cháu gái ngồi bên cạnh nài nỉ bà về nhà ở tạm vài ngày rồi tính tiếp, nhưng bà vẫn nán ngồi lại.
"Thuê một chỗ để buôn bán ở đất Hà Nội không phải dễ. Giờ tôi không biết những ngày sau sẽ ra sao, có tiếp tục buôn bán được nữa không", bà nói và cho biết, ngôi nhà bị sập đã có tuổi thọ khá lâu. Dân trong khu nghe thông tin là cuối năm sẽ di dời nhưng không ai ngờ được là nhà bất ngờ bị đổ sập. Bà bảo biết là sống cạnh nhà cổ, nhà cũ không an toàn nhưng vì mưu sinh nên sống dần rồi cũng quen.
hientruong-4991-1442936317.jpg
Ngôi nhà bị sập khiến nhiều nhà khác trong ngõ bị 'liên lụy'. Ảnh: H.P.
Nhìn đống gạch vữa ngổn ngang, anh Cường, chủ cửa hàng cắt tóc, gội đầu trong ngõ 107 sốt ruột thở dài. Dù cửa hàng của anh cách ngôi nhà sập gần 20 m nhưng hiên, tường bao sập xuống đè hỏng tivi, tủ lạnh trong nhà. "Thiệt hại kha khá đồ dùng, đồ nghề nhưng may mắn là không có ai bị thương. Ngôi nhà sập vào buổi trưa, nếu vào buổi sáng đông người qua lại thì hậu quả còn nặng nề hơn", anh nói.
Cửa hàng bị hư hỏng khá nặng, anh nhẩm tính chờ khắc phục xong mất một thời gian khá dài, có lẽ phải chuyển nơi khác tiếp tục kinh doanh, đảm bảo việc làm cho mấy nhân viên trẻ đang học nghề. Anh tiếc chỗ này bởi thuê khoảng 5 năm, việc kinh doanh rất ổn định. Điều anh lo lắng là buổi tối chưa biết kiếm đâu chỗ ngủ cho mấy nhân viên. "Bí quá chắc phải đưa nhau ra nhà nghỉ rồi tính tiếp", anh nói.
Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết vì lý do an toàn nên những gia đình ở gần khu vực nhà bị sập không nên ngủ lại. Thành phố đã chỉ đạo quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Xây dựng đưa người dân về tạm cư ở hai nơi là khu tập thể Kim Liên và khu tập thể Đền Lừ. Tại đây có những căn hộ phục vụ cho tái định cư, đủ điều kiện sống tối thiểu. "Trước mắt, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo công tác cứu hộ tài sản của người dân ở khu vực và đảm bảo an ninh trật tự ở mức cao nhất", ông Hoa nó
i

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Đảo Trung Quốc xây ở Trường Sa được ví với Lầu Năm Góc

Trung Quốc thiết lập khu tổ hợp lớn, chảo anten và có thể cả hệ thống radar vượt đường chân trời tại các bãi đá nước này đang cải tạo ở Trường Sa
Ảnh vệ tinh gần đây của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy việc xây dựng của Trung Quốc trên đá này tham vọng hơn so với đánh giá trước đó, với khu tổ hợp có thể cạnh tranh với Lầu Năm Góc về quy mô, theo Diplomat.
 
Tổ hợp này có diện tích khoảng 61.000 m2. Lầu Năm Góc của Mỹ có diện tích 116.000 m2, không tính sân bên trong.
 
Trung Quốc đã thiết lập các thiết bị tinh vi trên đá Chữ Thập, trong đó có một chảo anten tròn và có thể là một tháp radar. 
 
Ảnh chụp ngày 13/7 cho thấy 7 địa điểm trên đường băng Trung Quốc xây dựng trái phép ở đá Chữ Thập được dỡ bỏ và thay thế. Ba trong số đó dường như được sửa để đặt ống dẫn bên dưới đường băng, có thể nhằm thoát nước hoặc tưới tiêu. Toàn bộ cải tiến được hoàn thành vào đầu tháng 9. Đường băng nhanh chóng mở rộng thêm 60 m ở mỗi đầu, với chiều dài hiện tại khoảng 3.125 m.
 
Một dải đường màu tối mới xuất hiện trong ảnh chụp đầu tháng 9, song song với đường băng. Một số nhà phân tích cho rằng mặt bằng này có thể đang được chuẩn bị để thiết lập một đường băng mới. Tuy nhiên, đây nhiều khả năng là dải đất trồng cây để chống xói mòn đất, theo giáo sư David J. Rogers, thuộc chương trình Kỹ thuật Địa chất tại Đại học Khoa học & Công nghệ Missouri, người am hiểu các công trình quân sự ở khu vực Thái Bình Dương.
 
Rogers cho rằng dải đất này có thể nhằm giữ đất ở bên hướng ra biển của đường băng chính và làm giảm xói mòn do bão gây ra, cũng như có khả năng cung cấp nông sản.
 
Trung Quốc cũng đang xây dựng trên các đá khác của Trường Sa là Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, và Gạc Ma. Các cơ sở ở đây được trang bị các tháp cảm ứng tối tân, bệ theo dõi và phóng vũ khí, radar theo dõi và chỉ dẫn hướng bắn, cùng một loạt cảm biến điện tử và hệ thống liên lạc qua vệ tinh. Ảnh chụp ngày 23/8 cho thấy đá Châu Viên có một hệ thống anten mới, chưa hoàn thành. Ông Rogers liên tưởng nó đến mạng lưới radar vượt đường chân trời Jindalee của Australia, có tầm hoạt động lên đến 3.000 km.
Hệ thống trên đá Châu Viên dường như là một ma trận các cột anten cao tới 19 m. Trung Quốc có thể sử dụng radar vượt đường chân trời để hỗ trợ việc phóng tên lửa DF-21D, được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay".
 
Các cơ sở mới tại 4 đá này đều có một công trình cao khoảng 8 - 10 tầng, dường như để làm chỗ đóng quân hoặc là trung tâm chỉ huy, điều khiển và liên lạc. Các bục đa giác nhô lên có thể là bệ phóng vũ khí. 4 bục đa giác nhô lên của công trình trên đá Tư Nghĩa có đặc điểm giống với hệ thống phòng không tầm gần (CIWS) do radar kiểm soát, tuy nhiên không thể xác nhận điều này với độ phân giải hình ảnh hiện tại.
 
Kích thước, hình dạng và mục đích dự đoán của những tòa nhà này làm liên tưởng đến một cấu trúc từ thời Thế chiến II là tháp pháo phòng không. Một số tháp ở Vienna, Berlin và Hamburg vẫn đứng vững vì rất khó phá hủy chúng. Lầu Năm Góc, cũng bắt đầu được xây dựng từ thời Thế chiến II, trên vùng đất ngập nước và lấp bằng hàng triệu mét khối đất cùng 700.000 tấn cát nạo vét từ sông Potomac, khá giống hoạt động nạo vét và bồi đắp quy mô lớn Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa
.