Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Vé trận CK U19 đẩy lên kịch trần: Xin đừng kinh doanh cả màu cờ sắc áo

CÂN Ô TÔ | CÂN ÔTÔ ĐIỆN TỬ | GIÁ CÂN ĐIỆN TỬ 40 TẤN | GIÁ CÂN ĐIỆN TỬ 60 TẤN | GIÁ CÂN ĐIỆN TỬ 80 TẤN | GIÁ CÂN ĐIỆN TỬ 100 TẤN | GIÁ CÂN ĐIỆN TỬ 120 TẤN | GIÁ CÂN ĐIỆN TỬ 150 TẤN

Lâu lắm rồi cả nước mới có một dịp để cùng vui, cùng ngất ngây hạnh phúc chiến thắng, ấy thế mà đã có không ít kẻ lợi dụng tình yêu bóng đá của đồng bào mình để kiếm lời.

Lâu lắm rồi, người hâm mộ bóng đá mới có một dịp để cùng nhau vui như thế. Triệu trái tim chung một nhịp đập, chung một bài hát, chung một nụ cười. Những con đường rực một màu đỏ như câu chuyện của năm 2008. Vậy mới biết, dù giận, dù ghét hay hờn trách thế nào, người Việt Nam vẫn dành cho bóng đá một tình yêu say mê, nồng nhiệt và không lý trí. 

Nhưng, đúng như người ta nói, càng yêu đến bao nhiêu, càng nồng nhiệt đến thế nào và mất lý trí ra sao thì người ta càng chấp nhận bỏ tất cả để sống cùng tình yêu ấy. Và câu chuyện buồn nhưng cũng không kém phần phẫn nộ diễn ra ở đây, khi họ bị chính những người có cùng màu áo đỏ lợi dụng và kiếm chác từng đồng trên tình yêu ngây thơ của mình. Đó là một câu chuyện “xưa như diễm”, nhưng chẳng bao giờ cũ trong cái thời đại mà sức nặng của đồng tiền còn lớn hơn cả khoảnh khắc cả dân tộc hoà chung một nhịp tim.


Trận Chung kết NutiFood - 1 ngày trước khi khai cuộc, hàng loạt các bài báo trên khắp các trang mạng đồng loạt cập nhật thông tin đã bán sạch vé. Dân tình sốt sắng lùng sục khắp các diễn đàn, fanpage, đủ các mạng xã hội, huy động tất cả các mối quen biết để mua bằng được một, hai cặp vé vào sân Mỹ Đình. Trước cơn sốt vé này, các phe vé chợ đen bắt đầu “tung chiêu”, hét giá vé từ 40.000 - 100.000 lên thành từ 1,2 cho đến…. 2,6 triệu đồng, tức là gấp 20, 30 lần giá trị thực. Giá vé này còn được dự đoán là sẽ tăng cao trong ngày hôm nay. Thậm chí, có người còn dự đoán, vài tiếng trước trận chung kết, giá vé sẽ là khoảng 5 triệu đồng. 

Đây thực sự là một mức giá quá cao so với thu nhập của phần đông người hâm mộ Việt Nam, bởi không phải ai cũng có thể bỏ ra một số tiền lớn như vậy để xem một trận bóng đá. Đừng đem chuyện: Có tiền thì xem, không có thì nghỉ ra để bao biện cho hành động này. Bởi rõ ràng, họ có khả năng mua vé, nhưng khi vé rơi vào tay các phe, câu chuyện đã trở thành một hành động bất hợp pháp. Cứ tính mà xem, mỗi phe có thể gom được vài chục chiếc vé, tương đương với việc vài chục người hâm mộ bị tước đi cơ hội được ngồi vào khán đài Mỹ Đình, xem bóng đá đường đường chính chính với mức giá chỉ vài chục cho đến một trăm ngàn. 

Nhưng phe vé là một chuyện, đáng trách hơn cả là những người may mắn có vé và quyết định không đi xem nữa cũng đã rao bán vé với mức giá chẳng kém gì chợ đen. Cùng là người hâm mộ bóng đá, cùng chia sẻ tình yêu và lòng tin với các cầu thủ Việt, tại sao những người này có thể đang tâm làm tiền trên chính tình yêu của đồng bào mình với trái bóng tròn? Những kẻ phe vé đáng trách một, thì những người có vé rồi đem bán với giá cao này lại đáng trách 10. Bởi chỉ trong phút bốc đồng tham lam, họ đã bán danh dự của mình cho đồng tiền và tự đánh đồng bản thân với những kẻ phe vé - vốn được coi là những kẻ vi phạm pháp luật. 






Còn nhớ, ngày trước, khi một kênh truyền hình nổi tiếng tuyên bố mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh và người xem phải trả một khoản tiền không nhỏ để lắp đặt kênh truyền hình này mới cỏ thể xem giải tại nhà. Dư luận khi đó đã nổ ra một cuộc tranh cãi, phản đối bởi tất cả các trái tim yêu bóng đá trên cả nước. Ai cũng cho rằng, bóng đá vốn là một món ăn tinh thần của đông đảo người dân Việt Nam, không thể biến nó thành món ăn chỉ dành cho người giàu như vậy.

Sẽ là khập khiễng nếu so sánh câu chuyện ấy với tình trạng phe vé như những ngày gần đây, nhưng rõ ràng, chúng đều có cùng một điểm chung là sự bất công với những người hâm mộ bóng đá có mức sống trung bình. Người hâm mộ Việt Nam vốn nổi tiếng bởi tình yêu với trái bóng tròn. Không phân biệt tuổi tác, địa vị, tất cả đều say mê cái khoảnh khắc trái bóng lăn trên sân. Họ có thể là bất cứ ai, là một anh công nhân, một bác xe ôm, một đại gia mới nổi hay một quý tộc, cũng có thể là bác hàng xóm, là bố mẹ, ông bà của bạn. 2/3 khán đài ngày hôm tới cũng sẽ chứa trọn những con người như thế, những cá thể mộc mạc, bình dị, có cuộc sống hết sức đơn sơ ngoài đời nhưng chất chứa tình yêu thể thao vô bờ bến. Vậy tại sao có những người đang tâm làm tiền trên tình yêu của họ, đang tâm bóp đi cơ hội được chạm vào những cảm xúc vô giá trên sân cỏ.


Đã quá lâu kể từ khi cả dân tộc có cùng một niềm vui như thế này. Đã quá lâu rồi, tất cả chúng ta mới có cùng một niềm tin chiến thắng cháy bỏng đến vậy. Tôi vẫn còn nhớ, trong ký ức của mình về một trận chung kết năm 2008 với Thái Lan,  những tiếng hò reo vang dậy phát ra từ chiếc tivi cũ, tiếng gào thét từ nhà hàng xóm vọng sang sau những bàn thắng và sắc đỏ nhuộm phố đêm, rực rỡ tạo nên một vầng sáng ấm áp trong đêm mùa đông Hà Nội. Người già và trẻ nhỏ, đàn ông và đàn bà, kẻ giàu lẫn người nghèo, chẳng còn ai phân biệt ai nữa, đứng trước mặt nhau chỉ đơn thuần đều là người Việt Nam, đang hạnh phúc ngất ngây trong niềm vui chiến thắng. Thể thao, đúng chính là một liều thuốc an lành, một liều adrenaline hưng phấn cho bất cứ trái tim nào dù lãnh cảm đến đâu, kéo chặt một người lại gần nhau và xoá nhoà đi mọi khoảng cách. 


Sau một thời gian dài, những hình ảnh ấy một lần nữa lại được vẽ lên sau trận bán kết vừa rồi tại sân Mỹ Đình. Những trái tim chưa bao giờ cạn tình yêu bóng đá của người Việt Nam lại có dịp được mở ra, dành trọn những khát khao, tin tưởng. Xin đừng chỉ vì lòng tham cá nhân trong phút chốc, mà huỷ hoại tinh thần đẹp đẽ và trong sáng ấy, xin đừng chỉ vì vài triệu đồng mà đánh đổi cả danh dự của mình với những người có cùng tình yêu bóng đá. Niềm vui chung của cả nước không phải lúc nào cũng hiện hữu như những ngày gần đây và hơn ai hết, chính những hành động nhỏ của chúng ta sẽ cùng tạo nên những khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét