Các
ngân hàng đua nhau tặng quà thu hút khách hàng vay tiền, trong bối cảnh
tiền ngân hàng ứ đọng. Trái hẳn với trước đây muốn vay tiền phải lạy
lục như đi xin, nay khách hàng đúng nghĩa vai thượng đế.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Tặng bát đĩa lẫn hàng trăm triệu đồng
Chỉ cần người gửi hay vay tiền ngỏ lời, lập tức sẽ được đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp của các ngân hàng chăm sóc với những chính sách “vàng”. Sự chăm sóc chu đáo đến mức chỉ cần đặt chân đến và thực hiện bất cứ giao dịch gửi tiền, mở thẻ, vay tiền tại các nhà băng, khách hàng có thể bị “chìm ngập” trong đống quà tặng ưu đãi (kiểu như bát đĩa, cốc, áo mưa, mũ bảo hiểm, thẻ mua hàng, thậm chí cả tiền mặt, thẻ tiết kiệm và cả thẻ du lịch nước ngoài...).
Không chỉ quà tặng, các khoản tiền lớn của doanh nghiệp (DN), cá nhân thường được ngân hàng ưu đãi cộng thêm lãi suất ở mức 0,2% - 0,3%. Thậm chí ưu đãi lên tới trên 1%/năm với chế độ chăm sóc đặc biệt.
“Ông lớn” ACB tung chương trình tặng ngay phiếu giảm 20% phí chuyển
tiền trong và ngoài nước cho khách hàng giao dịch hoặc sử dụng bất kỳ
sản phẩm dịch vụ nào như gửi tiết kiệm, mở hồ sơ vay, thẻ tín dụng,
chuyển khoản hay chuyển tiền… Khách hàng dùng thẻ khi nhận tiền tại các
điểm giao dịch Western Union cũng có cơ hội trúng xe Vespa S125 cùng
nhiều quà tặng giá trị.
Các “tiểu gia” ngành ngân hàng cũng lần lượt tham gia cuộc đua giành khách tiêu dùng cá nhân. Ngân hàng VIB “câu” khách bằng việc treo thưởng 4 Piaggio Liberty và 32 giải thưởng trị giá 10 triệu đồng/giải cho các khách hàng mở tài khoản. OceanBank đưa ra chương trình kéo dài đến tận 1/6/2014 dành cho khách dùng thẻ với mức ưu đãi giảm giá từ 10 - 45% khi ăn uống và thanh toán bằng thẻ tại hệ thống các nhà hàng.
Cuối năm sẽ hết quà?
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện một ngân hàng TMCP ở Hà Nội thừa nhận, tiền vẫn luẩn quẩn trong ngân hàng đang là vấn đề. “Việc đưa ra các chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích người dân vay tiền, đồng thời giữ cho khách không rút tiền. Đây là chuyện cực chẳng đã, chứ bản thân ngân hàng cũng không muốn lạm dụng khuyến mại này. Khuyến mại nhiều đồng nghĩa lợi nhuận đã teo tóp càng “héo” hơn nữa. Không làm gì cũng chết”, vị này nói.
“Các ngân hàng nhỏ phải biết chọn lọc phân khúc khách hàng để phát triển dịch vụ, sản phẩm. Trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đang trong quá trình cơ cấu và xác định lại ngành nghề để đẩy mạnh phát triển trong những năm tiếp theo. Do đó cơ hội cho tăng trưởng tín dụng trong các tháng cuối năm sẽ được cải thiện”, ông Vũ nhận định.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu-chuyên gia ngân hàng, việc các ngân hàng mạnh tay khuyến mại cho người gửi, vay tiền cho thấy tình trạng tắc nghẽn tín dụng đầu ra vẫn chưa được cải thiện và phần vốn “chết” nằm tại các ngân hàng vẫn còn rất lớn.
Theo tính toán, chênh lệch vốn huy động của các ngân hàng nhiều hơn cho vay tới 130.000 tỷ đồng. Đây là áp lực rất lớn buộc các ngân hàng phải tìm mọi cách để bơm tín dụng ra. Nhưng trong bối cảnh mọi thứ đều trì trệ như hiện nay, việc khuyến mại đa chiều cũng không giúp cải thiện tình hình được nhiều.
Chỉ cần người gửi hay vay tiền ngỏ lời, lập tức sẽ được đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp của các ngân hàng chăm sóc với những chính sách “vàng”. Sự chăm sóc chu đáo đến mức chỉ cần đặt chân đến và thực hiện bất cứ giao dịch gửi tiền, mở thẻ, vay tiền tại các nhà băng, khách hàng có thể bị “chìm ngập” trong đống quà tặng ưu đãi (kiểu như bát đĩa, cốc, áo mưa, mũ bảo hiểm, thẻ mua hàng, thậm chí cả tiền mặt, thẻ tiết kiệm và cả thẻ du lịch nước ngoài...).
Không chỉ quà tặng, các khoản tiền lớn của doanh nghiệp (DN), cá nhân thường được ngân hàng ưu đãi cộng thêm lãi suất ở mức 0,2% - 0,3%. Thậm chí ưu đãi lên tới trên 1%/năm với chế độ chăm sóc đặc biệt.
Tiền mặt đang ứ đọng trong ngân hàng. Ảnh: Thanh Hải.
Dẫn đầu cuộc đua cơn lốc tặng quà cho khách, Sacombank tung chương
trình bốc thăm trúng thưởng khủng dành cho người gửi tiền. Ngoài các quà
tặng ngay, khách hàng còn có cơ hội trúng thẻ tiết kiệm lên tới 500
triệu đồng hoặc các chuyến du lịch Nhật Bản, Singapore-Malaysia...
“Tình trạng tiền ứ đọng
trong hệ thống ngân hàng cho thấy chính sách tiền tệ kém hiệu lực, giống
như một cơ thể đang suy nhược, đứng trước đồ ăn thức uống ê hề, nhưng
không thể hấp thụ được. May ra đến cuối năm tình hình mới được cải
thiện”.
TS Nguyễn Trí Hiếu |
Các “tiểu gia” ngành ngân hàng cũng lần lượt tham gia cuộc đua giành khách tiêu dùng cá nhân. Ngân hàng VIB “câu” khách bằng việc treo thưởng 4 Piaggio Liberty và 32 giải thưởng trị giá 10 triệu đồng/giải cho các khách hàng mở tài khoản. OceanBank đưa ra chương trình kéo dài đến tận 1/6/2014 dành cho khách dùng thẻ với mức ưu đãi giảm giá từ 10 - 45% khi ăn uống và thanh toán bằng thẻ tại hệ thống các nhà hàng.
Cuối năm sẽ hết quà?
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện một ngân hàng TMCP ở Hà Nội thừa nhận, tiền vẫn luẩn quẩn trong ngân hàng đang là vấn đề. “Việc đưa ra các chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích người dân vay tiền, đồng thời giữ cho khách không rút tiền. Đây là chuyện cực chẳng đã, chứ bản thân ngân hàng cũng không muốn lạm dụng khuyến mại này. Khuyến mại nhiều đồng nghĩa lợi nhuận đã teo tóp càng “héo” hơn nữa. Không làm gì cũng chết”, vị này nói.
Trạm cân ô tô điện tử 60 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 80 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 100 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 120 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 150 tấn
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á, ông Trần Ngô Phúc Vũ cho rằng, việc khó khăn trong phát triển tín dụng hiện nay là điểm chung của thị trường. Nhưng trong cái khó đó vẫn có cơ hội nếu các ngân hàng biết cách nắm bắt, kể cả các ngân hàng nhỏ cũng có cơ hội để xoay chuyển tình hình.“Các ngân hàng nhỏ phải biết chọn lọc phân khúc khách hàng để phát triển dịch vụ, sản phẩm. Trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đang trong quá trình cơ cấu và xác định lại ngành nghề để đẩy mạnh phát triển trong những năm tiếp theo. Do đó cơ hội cho tăng trưởng tín dụng trong các tháng cuối năm sẽ được cải thiện”, ông Vũ nhận định.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu-chuyên gia ngân hàng, việc các ngân hàng mạnh tay khuyến mại cho người gửi, vay tiền cho thấy tình trạng tắc nghẽn tín dụng đầu ra vẫn chưa được cải thiện và phần vốn “chết” nằm tại các ngân hàng vẫn còn rất lớn.
Theo tính toán, chênh lệch vốn huy động của các ngân hàng nhiều hơn cho vay tới 130.000 tỷ đồng. Đây là áp lực rất lớn buộc các ngân hàng phải tìm mọi cách để bơm tín dụng ra. Nhưng trong bối cảnh mọi thứ đều trì trệ như hiện nay, việc khuyến mại đa chiều cũng không giúp cải thiện tình hình được nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét