Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Cân bàn điện tử 300 kg

Cty cân điện tử G7 chuyên nhập khẩu và phân phối các loại cân bàn điện tử 300kg của các hãng nổi tiếng trên thế giới TOLEDO - USA, HBM - Đức, Anyload - Canada.
Cân bàn điện tử : Giải pháp quản lý khối lượng nguyên liệu, hàng hóa một cách chính xác nhất (100 %)Mức cân max: 300kg
Bước nhảy: 20g

Đặc tính chung:
- Khung bàn cân: (400x500)mm, bằng thép
- Bộ chỉ thị: TOLEDO - USA.
- Nguồn cung cấp 220V/50Hz hoặc pin xạc.
- Quá tải an toàn : 150% tải max.
- Môi trường làm việc: 0C ~ +40C
- Độ ẩm: 0~95%RH.
- Tiết kiệm điện: tự động tắt khi cân khi không sử dụng, tự động về 0 (Zero) khi khởi động.
- Hiển thị LED (màu đỏ).
- Mặt bàn cân Inox,
- Bộ chỉ thị : TOLEDO – Mỹ
- Cảm biến lực : TOLEDO – Mỹ
- Cột Inox đỡ bộ chỉ thị
Chức năng: : Hiển thị kết
Là Trung tâm lắp đặt cân điện tử, cân bàn điện tử chuyên nghiệp
Thiết bị đo lường G7 đang từng bước khẳng định được chất lượng phục vụ của mình, đem lại sự hài lòng nhất cho Quý khách hàng!
Đến với chúng tôi, Quý khách sẽ không phải lo lắng về chất lượng sản phẩm bởi những phụ tùng đều từ chính hãng sản xuất, đảm bảo chất lượng tuyệt đối
Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm và tận tình trong lĩnh vực cân điện tử cùng với cơ sở và trang thiết bị hiện đại đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu khi Quý khách cần.
Trung Tâm Thiết bị đo lường G7 tin tưởng sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng cao cùng các dịch vụ tư vấn lắp đặt chuyên nghiệp hàng đầu.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG G7
Trụ sở chính: Số 8 - Ngách 36/35 phố Trần Điền – Phường Định Công – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Tầng 6 – Toà nhà BMM - Khu đô thị Xa La Hà Đông – Hà nội
Website: http://canotodientu.vn/
                                 http://candientuchatluongcao.com/
Facebook : https://www.facebook.com/Cân-Điện-Tử-Giá-Rẻ
Hotline: 0983.762.179

Rất mong được phục vụ quý khách . Xin chân thành cảm ơn!

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Cô gái 21 tuổi sửa xe máy ở vỉa hè Sài Gòn để phụ ba mẹ nuôi các em ăn học

Chia sẻ về lý do chọn nghề sửa xe máy để mưu sinh, cô gái trẻ nói rằng vì đôi tay thích "phá" máy móc từ năm 4 tuổi nên khi lớn lên, cô xem công việc sửa xe, bơm vá phù hợp với mình hơn so với những nghề khác.
Góc vỉa hè trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận 10, TP. HCM) có một tiệm sửa xe khá đặc biệt khiến những ai đi ngang qua không khỏi ngạc nhiên. Tiệm sửa xe này không chỉ có một người đàn ông cặm cụi sửa xe mà còn có một cô gái rất trẻ phụ giúp bên cạnh. Vũ Thảo Hường (21 tuổi, quê Thái Bình) đã mưu sinh với nghề sửa xe cùng với người cha của mình 3 năm qua.
Tưởng chừng công việc sửa xe máy chỉ dành cho đàn ông nhưng ít ai biết rằng cô gái trẻ trông nhỏ nhắn, "chân yếu tay mềm" lại là một người thợ sửa xe lành nghề.
Hường cùng với cha của mình đã hành nghề sửa xe ở Sài Gòn 3 năm qua.
Lớn lên ở vùng quê nghèo Thái Bình, Hường phải bỏ dở việc học vào năm lớp 9 để đi làm công nhân phụ giúp gia đình. Sau một năm, bố mẹ Hường vào Nam lập nghiệp nên cô cũng ngỏ ý đi cùng để kiếm nghề phụ giúp hai đấng sinh thành.
Hường chia sẻ: "Mới vào Sài Gòn, mình nghỉ ngơi được một ngày sau đó ra đây phụ bố sửa xe. Những ngày đầu làm công việc này cũng vất vả lắm, phải mất hơn 1 tháng mới thạo nghề. Lúc mới bắt tay sửa xe cầm không nổi cây búa, súng bắn ốc, cái mỏ lết... nhưng mình vẫn không thấy nản với công việc".
Hường học việc rất nhanh nên chỉ sau một thời gian ngắn, cô có thể sửa chữa xe máy từ đơn giản đến phức tạp.
Trong lúc chăm chú xem bố chỉnh lại bộ phận xe máy của khách, Hường tâm sự rằng mình chọn theo nghề dành cho con trai vì có sở thích đặc biệt là thích "phá" máy móc từ năm 4 tuổi.
"Những công việc như thêu thùa, may vá hay làm tóc, mình cảm thấy không làm được vì cứng tay lắm. Hồi nhỏ mình hay phá phách, đụng vật gì cũng tháo mở tanh bành để xem chi tiết bên trong. Năm mình lên 4 tuổi là bắt đầu bơm xe đạp rồi thích lấy đồ nghề của bố gõ vào xe xem thử", Hường kể lại giây phút cô phát hiện mình có duyên với xe cộ, máy móc.
Ông Vũ Văn Một (47 tuổi, bố của Hường) cho hay, biết được sở thích của con gái nên ông dẫn con theo học nghề, cũng là để phụ mình trong công việc những lúc đông khách.
Với những công đoạn phức tạp, Hường chỉ chăm chú nhìn theo bố làm để học hỏi.
Ông Một có 3 người con, sau Hường còn có cô em gái (học lớp 11) và cậu em út (học lớp 1). Tất cả đều đã chuyển vào Sài Gòn.
Cô gái trẻ với đôi mắt to, hồn nhiên chia sẻ: "Mẹ mình đang làm mướn cho nhà may ở gần nhà, đôi lúc thấy con gái tay chân dơ bẩn vì sửa xe cũng khuyên mình từ bỏ công việc cực nhọc này để kiếm việc khác làm. Lúc này mình đáp lời mẹ rằng: Để khi nào lấy chồng hãy tính tiếp".
Hường rất yêu công việc sửa xe hiện tại nên rất khó để cô chuyển nghề. Thấy công việc sửa xe vất vả từ sáng đến tối ở ngoài đường nên người yêu của Hường càng yêu thương cô hơn. "Mỗi lần sửa xe bị bố mắng là mình về "xả" cơn tức lên người yêu nhưng anh ấy vẫn không giận. Điều này khiến mình thương yêu anh ấy hơn", Hường chia sẻ về người yêu làm nghề cơ khí.
Công việc sửa xe máy đối với người đàn ông đã khó khăn huống chi là một cô gái vẫn còn khá trẻ như Hường.
Vì làm việc ngoài vỉa hè nên lúc nào cũng phải phụ thuộc vào... ông trời. Do đó trong 3 năm sửa xe ngoài trời, Hường đã có những phút giây "dở khóc, dở cười" đáng nhớ. "Có những hôm sửa xe đến 4h chiều mới được ăn trưa, trong khi đó trời mưa nữa, lúc đó ướt như "chuột lột", suýt đổ bệnh", Hường tâm sự.
Chưa hết, con gái làm nghề sửa xe như Hường cũng khiến nhiều khách ái ngại nên có những lúc không tin tưởng để cho cô chỉnh lại dây sên, vá ép, sửa hộp đèn... Mặc dù vậy, đáp lại sự ái ngại của khách là sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết lúc sửa xe của Hường.
Để có được công việc sửa xe lành nghề như bây giờ, cũng có lúc Hường bị thương, xây xát tay chân vì sơ ý. Hường chia sẻ: "Như lúc mình vặn ốc đã có lần trượt, tua vít đâm vào tay. Hay có lúc cầm búa nặng quá đập trúng tay sưng mấy ngày mới khỏi".
Anh Hoàng Quang Khải (khách sửa xe) chia sẻ: "Mới đầu vào sửa xe gặp một cô gái trẻ khiến anh cũng hơi bất ngờ, nhưng sau khi nhìn cô gái sửa xong, tôi cảm thấy rất khâm phục. Giờ xe có hư gì vào đây sửa cũng khá yên tâm vì cô gái này làm việc rất cẩn thận".
Những lúc rảnh rỗi không có khách, Hường lấy dụng cụ ra lau chùi và tập sửa những chỗ khó để nâng cao tay nghề.
Chia sẻ những dự định về tương lai, Hường chỉ biết cười trừ, điều cô mong muốn nhất là làm tốt công việc hiện tại để phục bố mẹ nuôi em. "Mình cũng chưa biết có theo nghề này nữa hay không, nhưng hiện tại thì rất thích công việc sửa xe", Hường nói.
Xăm xe cũ được Hường gia công lại để bán cho khách có nhu cầu.
Công việc sửa xe thì lượng khách chủ yếu chỉ đông vào cuối tuần, nên những ngày trong tuần vắng khách, ông Một lại có thú vui tao nhã là đánh cờ tướng với những người bạn cùng nghề.
Mỗi ngày công việc của Hường và bố ở vỉa hè này bắt đầu từ 6h sáng đến 6h tối. Mặc dù kiếm được số tiền chỉ 100.000 đồng - 200.000 đồng nhưng hai bố con tâm sự: "Công việc nào cũng vất vả nhưng miễn sao kiếm tiền do chính công sức của mình bỏ ra đã cảm thấy vui rồi".