Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Ký ức về người “chấp bút” giúp vua Bảo Đại viết chiếu thoái vị

Khi phong trào Cách mạng tháng Tám diễn ra mạnh mẽ, nhiều người khuyên vua Bảo Đại nên dựa vào Nhật - Pháp chống lại Việt Minh. Riêng cụ Phạm Khắc Hòe - Tổng lý ngự tiền văn phòng của triều đình Huế, lại khuyên vua Bảo Đại trao ấn kiếm, viết chiếu thoái vị.

Những câu chuyện về người cha - cụ Phạm Khắc Hòe (1901 - 1995) - Tổng lý ngự tiền văn phòng của triều đình Huế luôn in đậm trong tâm trí ông Phạm Khắc Lãm. Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Lãm cho biết, cha mình dù làm quan lớn trong triều đình Huế nhưng chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng, luôn muốn có chế độ mới thay thế chế độ cũ - thực dân phong kiến mà ông đã chán ghét từ lâu.
Ông Phạm Khắc Lãm cho biết, cụ Hòe về làm Tổng lý ngự tiền văn phòng của triều đình Huế cũng là một cái duyên. Trước đó, từ năm 1940-1944, cụ Hòe làm Quản đạo Đà Lạt. “Triều đình đóng ở Huế nhưng vua Bảo Đại thường xuyên lên Đà Lạt săn bắn nên bố tôi lúc đó thường xuyên phải phục vụ vua. Từ đó, được Bảo Đại tín nhiệm đưa về Huế làm Tổng lý ngự tiền văn phòng”, ông Phạm Khắc Lãm nhớ lại.
bacphamkhaclam-1440990159498
Theo ông Phạm Khắc Lãm, dù cha mình là quan lớn trong triều đình nhà Nguyễn nhưng chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng
Theo ông Lãm, cha ông thường xuyên giao lưu với các nhân sỹ cách mạng như cụ Pham Bội Châu, Trần Phú… nên thông hiểu thời thế. Với cương vị là Tổng lý ngự tiền văn phòng, cụ Hòe nắm được nhiều bí mật của triều đình.
Khi Cách mạng tháng Tám 1945 diễn ra mạnh mẽ, sục sôi trong cả nước, nhiều vị quan trong triều đình nhà Nguyễn khuyên vua Bảo Đại nên dựa vào Nhật - Pháp chống lại Việt Minh. Riêng cụ Phạm Khắc Hòe lại khuyên vua Bảo Đại trao ấn kiếm, viết chiếu thoái vị. Điều đó, góp phần thúc đẩy sự sụp đổ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn từ bên trong.
“Làm Tổng lý ngự tiền văn phòng nên cha tôi có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với vua. Có thể nói cụ Hòe đã phát huy ảnh hưởng đó một cách tích cực nên phản đối Bảo Đại theo Nhật - Pháp chống lại Việt Minh. Điều đó được minh chứng bằng cuộc vận động gây sức ép bắt buộc Bảo Đại thoái vị và chính tay cụ Hòe soạn thảo chiếu thoái vị cho Bảo Đại”, ông Phạm Khắc Lãm nói.
cuhoe-3-1440989065372
Nguyên Đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ Phạm Khắc Hòe (người đi sau Bác Hồ) trong một chuyến đi Pháp
Bảo Đại chấp nhận thoái vị, Chính phủ ở Hà Nội đã cử phái đoàn gồm ông Trần Huy Liệu, Lê Văn Hiếu, Cù Huy Cận vào Huế để nhận ấn kiếm. Chiều ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại chính thức thoái vị, trao ấn kiếm lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên cửa Ngọ Môn, thành phố Huế.
Ít lâu sau sự kiện lịch sử đó, Bác Hồ đánh điện vào Huế mời Bảo Đại ra Hà Nội làm “tối cao cố vấn”. Khi đó, cụ Hòe cũng cùng Bảo Đại đi ô tô ra Hà Nội và được giao chức Đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ - Bộ trưởng lúc đó là cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ông Lãm cùng một người em trai trong gia đình theo cha ra Hà Nội. Mẹ ông Lãm cùng em gái quay lại quê hương ở Hà Tĩnh.
Tháng 12/1946, Pháp đánh chiếm Hà Nội, cụ Phạm Khắc Hòe bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò, sau đó bị đưa đi Đà Lạt, xuống Sài Gòn. Thời gian đó thực dân Pháp liên tục dụ dỗ cụ Hòe theo chúng, dụ cho làm Thủ tướng “bù nhìn” của chúng ở Việt Nam. Dùng mọi cách không lôi kéo được, thực dân Pháp buộc phải đưa cụ Hòe ra Hà Nội.
“Thời điểm đó, tôi đã liên lạc được với Việt Minh, nắm rõ tình hình. Đến tháng 8/1947, tôi cùng với công an quận 6 Hà Nội đưa cụ Hòe ra, đi thẳng lên Việt Bắc”, ông Phạm Khắc Lãm nói.
cuhoe-1-1440989065364
Gia đình ông Phạm Khắc Hòe khi chưa ra Hà Nội nhận nhiệm vụ làm Đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ
Khi các cơ quan Trung ương lên An toàn khu (ATK) Việt Bắc, Bảo Đại xin phép đi Hồng Kông rồi trốn luôn không về. Giữa năm 1947, cụ Hòe được cụ Hồ giao nhiệm vụ sang Hồng Kông tìm cách kéo Bảo Đại về nước hay ít nhất đưa ra lời khuyên Bảo Đại không theo giặc.
“Tuy nhiên, khi cụ Hòe chuẩn bị đi thì Pháp cho quân nhảy dù xuống Việt Bắc. Chuyến đi không thực hiện được. Từ đó, Bảo Đại lại bắt đầu trượt dài con đường bán nước”, ông Phạm Khắc Lãm cho hay.
Ở vùng ATK, cụ Phạm Khắc Hòe vẫn giữ chức Đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ. Từ tháng 12/1957, cụ giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế Phủ Thủ tướng cho đến khi về hưu (tháng 10/1964)

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Nữ sinh Hà thành rạng rỡ tham gia tạo hình cờ Tổ quốc

Trong không khí sôi nổi, trẻ trung của chương trình Điểm hẹn thanh niên: Tôi yêu Tổ quốc tôi, các nữ sinh Hà thành như càng trở nên xinh đẹp, rạng rỡ với trang phục sắc đỏ, vàng tươi trẻ.

Háo hức, hồi hộp là tâm trạng chung của hầu hết các bạn trẻ tham gia chương trình Điểm hẹn thanh niên. Thời tiết mát mẻ cùng khí thế của tuổi trẻ đã giúp dịu đi phần nào sự mệt mỏi của các bạn trẻ tham gia. Thay vào đó, nụ cười tươi tắn đầy sức sống luôn nở trên môi các đoàn viên, thanh niên

Nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi các cô gái tham gia xếp hình cờ Tổ quốc
Nguyễn Thu Trang – sinh viên trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao cho biết: “ Đây là lần đầu tiên mình được tham gia một sự kiện có đông người như thế này, lại là một dịp lễ lớn của đất nước, nên dù tập luyện có vất vả, mệt nhọc đến đâu mình cũng không thấy nản.
Cảm giác được nhìn thấy hình ảnh của mình trong cả tổ hợp các khối hình đặc trưng của đất nước Việt Nam được truyền trực tiếp lên màn hình qua camera bay cũng rất thú vị”.
Thời tiết đẹp khiến các thành viên tham gia chương trình hết sức phấn khởi
Khoảnh khắc thiêng liêng khi đặt tay lên ngực và cất lên những câu hát Tiến quân ca
Cùng nhau cổ vũ các nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu
Tham gia vào một sự kiện nhân dịp kỉ niệm hai ngày lễ trọng đại của đất nước, ai cũng mang trong mình tâm trạng háo hức, rạo rực

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Hải Dương 981 vào vùng Việt - Trung đang đàm phán phân định

Việt Nam cho biết giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hoạt động ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi hai nước đang đàm phán phân định, và yêu cầu không đơn phương hoạt động mở rộng thêm tranh chấp. 
Giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Xinhua
Giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Xinhua
“Các khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 của phía Trung Quốc tiến hành hoạt động dầu khí từ tháng 5/2015 đến nay thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để phân định và hợp tác cùng phát triển", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay cho biết. 
Ông Bình đưa ra tuyên bố sau khi VnExpress đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc giàn khoan Trung Quốc hoàn thành khoan thăm dò giếng dầu nước sâu tại mỏ Lăng Thủy ở Biển Đông và di chuyển tới vị trí mới cũng thuộc mỏ này trong thời gian gần hai tháng
"Việt Nam luôn theo dõi sát mọi hoạt động có thể liên quan đến các vùng biển của Việt Nam và yêu cầu các bên liên quan không đơn phương tiến hành các hoạt động làm phức tạp và mở rộng thêm tranh chấp", ông Bình nói. 
Hải Dương 981 là giàn khoan Bắc Kinh hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014. Trung Quốc tuần này tuyên bố giàn khoan đã hoàn thành khoan thăm dò giếng dầu nước sâu có áp suất, nhiệt độ cao đầu tiên tại mỏ Lăng Thủy 25-1S-1 ở Biển Đông. Nước này tuyên bố giàn khoan sẽ di chuyển tới vị trí mới, ở mỏ Lăng Thủy 25-1-2, từ ngày 24/8 đến ngày 20/10. Khu vực này cách thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam khoảng 72 hải lý.
giankhoan-7905-1440503931-4782-144076465
Vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981 (dấu đỏ), căn cứ trên tọa độ mà Trung Quốc công bố. Đồ họa: Google Maps.
Trạm cân điện tử | Giá cân ô tô | Giá cân điện tử

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Thái Lan nghi nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ dính líu vụ đánh bom Bangkok

Cảnh sát Thái Lan hôm nay cho hay họ đang điều tra một nhóm công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến Bangkok trước khi xảy ra vụ đánh bom làm chết 20 người. 
thai-4897-1440687407.jpg
Cảnh sát phong tỏa đền Erawan một ngày sau vụ đánh bom. Ảnh: AP
Reuters dẫn lời phát ngôn viên cảnh sát Prawut Thavornsiri cho hay họ đang kiểm tra việc nhập cảnh của các công dân Thổ Nhĩ Kỳ vào Thái Lan khoảng hai tuần trước vụ đánh bom.
"Có thể có nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ đến Thái Lan hơn số này. Chúng tôi điều tra những nhóm có thể đã nhập cảnh vào nước", ông Prawut trả lời khi được hỏi liệu có phải cảnh sát đang điều tra 15 công dân Thổ Nhĩ Kỳ hay không. "Chúng tôi đã kiểm tra, nhưng không phải 15 người". 
Ông Prawut nhấn mạnh rằng cảnh sát không loại trừ bất kỳ nhóm người hay quốc tịch nào. "Chúng tôi không tập trung vào quốc tịch mà là các cá nhân", ông nói.
Manh mối chính của cảnh sát trong cuộc điều tra vụ đánh bom ở đền Erawan hôm 17/8 là những hình ảnh từ camera giám sát. Hình ảnh cho thấy một người đàn ông mặc áo vàng để lại balô màu đen và rời khỏi đền ngay trước khi bom phát nổ.
Cảnh sát Thái Lan và một số nhà phân tích an ninh đã đặt ra khả năng những người thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây Trung Quốc, có liên quan đến vụ việc. 
Tháng trước, hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ đã bị trục xuất từ Thái Lan về Trung Quốc, khiến nhiều nhóm nhân quyền phản đối mạnh mẽ và dẫn dến một cuộc biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Thái Lan ở thủ đô Istanbul.
Anthony Davis, một nhà phân tích an ninh thuộc tổ chức nghiên cứu IHS-Jane's ở Bangkok, nhận định rằng có 3 nhóm có động cơ và khả năng để tiến hành vụ tấn công. 
Những kẻ có khả năng cao nhất là thành viên phiến quân của một tổ chức cánh hữu Thổ Nhĩ Kỳ mang tên Grey Wolves. Ông Davis cho hay động cơ của những kẻ này có thể là để trả thù việc Thái Lan trục xuất người Duy Ngô Nhĩ.
Grey Wolves cũng là nhóm dẫn đầu trong cuộc tấn công vào lãnh sự quán Thái Lan ở Istanbul tháng trước

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Quan hệ của Trung Quốc với các nước qua danh sách khách mời lễ duyệt binh

Bản danh sách khách mời dự lễ duyệt binh kỷ niệm kết thúc Thế chiến II phần nào thể hiện mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trên thế giới.
2-3706-1440563788.jpg
Trung Quốc công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh ngày 3/9 tới đây. Ảnh:Reuters
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Minh công bố danh sách khách mời tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế Chiến II ở châu Á trong một buổi họp báo vào ngày 25/8. Theo Wall Street Journal, đây là bản danh sách được giới quan sát chờ đợi.
Danh sách
Sẽ có 30 nguyên thủ quốc gia tới dự lễ duyệt binh vào ngày 3/9 tới đây, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, lãnh đạo các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (ngoài Nga còn có Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan), tổng thống Pakistan, Myanmar, Nam Phi, Ai Cập, chủ tịch nước Việt Nam, tổng thư ký Liên Hợp Quốc...
Ngoài ra, sẽ có thêm 19 đại diện chính phủ các nước tham dự lễ duyệt binh, nâng tổng số nước có đại diện chính thức tham dự sự kiện này lên 49. Trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại do Nga tổ chức hồi tháng 5, có đại diện của 40 quốc gia tới tham dự.
Danh sách này thiếu vắng các nhà lãnh đạo phương Tây và Mỹ cũng như đại diện của một số quốc gia trong khu vực. Trước đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng đại diện của những nước từng tham chiến trong Thế Chiến II sẽ được mời tới dự lễ duyệt binh. Nguyên thủ quốc gia thuộc Liên minh châu Âu duy nhất tham dự sự kiện này là Tổng thống Czech Milos Zeman.
Theo ông Trương, các quốc gia như Pháp, Australia, Italy hay Anh sẽ cử các bộ trưởng tới tham dự sự kiện, trong khi Mỹ, Đức và Canada cử các đại sứ tham gia. Tờ Global Times cho hay Brazil và Ấn Độ dự kiến sẽ cử các "đặc sứ" tới dự lễ duyệt binh này.
1-4282-1440563788.jpg
Đồ họa thể hiện đại diện các quốc gia tới dự lễ duyệt binh của Trung Quốc. Đồ họa:Diplomat
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ vắng mặt trong lễ duyệt binh và cử người đại diện là ông Choe Ryong-hae, Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên. Một loạt các quốc gia ASEAN như Brunei, Indonesia, Philippines và Singapore không cử đại diện cấp cao tham dự lễ duyệt binh. Trước đó, truyền thông Nhật Bản cho biết thủ tướng Abe không tới sự kiện này.
Phía Trung Quốc giải thích Thủ tướng Nhật Abe không tới Trung Quốc do "bận chương trình nghị sự tại quốc hội". Quan chức Trung Quốc này cũng khẳng định cuộc duyệt binh sẽ không "nhằm vào Nhật Bản và không hề liên quan trực tiếp tới quan hệ Trung - Nhật hiện nay".
Tuy nhiên một số cựu quan chức cấp cao các nước Nhật, Anh và Đức sẽ hiện diện ở lễ duyệt binh, gồm các ông thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama, cựu thủ tướng Anh Tony Blair và cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder.
Mối quan hệ với thế giới
3-5412-1440576960.jpg
Binh sĩ Trung Quốc luyện tập cho lễ duyệt binh. Ảnh: SCMP
Theo bình luận của Diplomat, danh sách khách mời được Trung Quốc công bố không hề gây ngạc nhiên cho các nhà quan sát, nó phản ánh mối hiện thực mối quan hệ giữa nước này với các quốc gia và khu vực.
Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã trở nên nồng ấm hơn bao giờ hết trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm ngoái. Trung Quốc là quốc gia đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea để dọn đường cho việc sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ của Nga.
Tháng 5/2014, Nga và Trung Quốc ký một hợp đồng khí đốt khổng lồ trị giá tới 400 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế Nga đang lâm vào khó khăn do các lệnh cấm vận và trừng phạt của phương Tây. Hải quân Nga và Trung Quốc cũng đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn trên biển Hoa Đông để thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Trong lễ duyệt binh kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức hồi tháng 5 vừa qua ở Moscow, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người ngồi tại vị trí trang trọng nhất, ngay cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trong suốt buổi lễ.
Ngoài thắt chặt quan hệ với Nga, Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình tới châu Phi, nơi nước này có số vốn đầu tư lớn nhất. Nguồn vốn đầu tư tại khu vực Đông Phi đã lên tới hàng chục tỷ USD, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, công nghiệp khai khoáng, giao thông vận tải, nông nghiệp, xây dựng, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin. Các nước châu Phi và khu vực Trung Á cũng là những thị trường xuất khẩu vũ khí đầy tiềm năng của Trung Quốc, khi những quốc gia này ưa chuộng các loại vũ khí giá rẻ.
Còn ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ với Campuchia và chính quyền quân sự ở Thái Lan bằng các khoản viện trợ tài chính và các hợp đồng có giá trị lớn. Trong lễ duyệt binh lần này của Trung Quốc, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni sẽ tham dự, còn Thái Lan sẽ cử một quan chức cấp cao là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan.
Việc Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nhận lời mời tới tham dự lễ duyệt binh cũng là một động thái đáng chú ý. Có nhiều thông tin cho hay trước đó Mỹ đã gây sức ép để bà Park từ chối lời mời của Bắc Kinh.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng động thái này của bà Park không phải là một cách để chứng tỏ Hàn Quốc là "bạn bè thực sự" của Bắc Kinh như các bình luận viên Trung Quốc nhận định. Bà Park quyết định tham dự lễ duyệt binh vào thời điểm tình hình Hàn Quốc-Triều Tiên đang ở giai đoạn nguy hiểm, và bà hy vọng quyết định sẽ thúc đẩy Bắc Kinh có động thái can thiệp buộc Triều Tiên phải hạ nhiệt căng thẳng. Quyết định của bà Park được đưa ra vào hôm thứ năm tuần trước, ngay sau khi Hàn-Triều đấu pháo qua biên giới.
Dù tạo được ảnh hưởng tại nhiều khu vực trên thế giới, Trung Quốc không lấy được lòng tin của nhiều quốc gia phương Tây và Mỹ trong chính sách đối ngoại. Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hay trên biển Hoa Đông đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới lo ngại, đặc biệt là với Mỹ, nước đang xoay trục chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia phân tích, một trong những lý do nữa khiến nhiều lãnh đạo phương Tây không muốn tham dự lễ duyệt binh của Trung Quốc là do họ lo ngại rằng sự kiện này có thể mang nặng âm hưởng chống Nhật, bất chấp việc Bắc Kinh bác bỏ mối ngờ vực này.
Chuyên gia phân tích chính trị Zhang Lifan ở Bắc Kinh cho rằng cuộc duyệt binh sắp tới của Trung Quốc sẽ "làm tăng tinh thần dân tộc bằng cách cho người dân thấy rằng Trung Quốc đã trở thành một cường quốc thực thụ".
Trước đây Trung Quốc thường tránh những cuộc duyệt binh thường niên thể hiện sức mạnh quân sự và chỉ tổ chức những sự kiện hoành tráng như vậy 10 năm một lần để kỷ niệm ngày quốc khánh, nhằm tránh sự chú ý quá mức của dư luận thế giới. Tuy nhiên cuộc duyệt binh năm nay được dự kiến là sẽ có quy mô rất lớn với sự tham gia của 12.000 binh sĩ, 500 khí tài quân sự diễu qua quảng trường Thiên An Môn và khoảng 200 máy bay trên bầu trời. Ngoài ra, 17 nước khác sẽ gửi binh sĩ tới tham gia duyệt binh, trong đó có Nga, Cuba, Serbia và Mexico cùng một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc.
Việc đưa giàn xe tăng diễu qua Thiên An Môn và chiến đấu cơ rợp trời "chỉ có thể gửi một thông điệp đầy đáng ngại tới các nước láng giềng của Trung Quốc", Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên nói

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

HN: Thanh sắt lớn từ đường sắt trên cao rơi trúng ô tô

Thanh sắt dài 3m ở đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh - Hà Đông bất ngờ rơi trúng mui xe ô tô 4 chỗ đang lưu thông trên đường. May mắn, lái xe không bị thương.
Sự việc xảy ra vào khoảng 10h15 sáng nay (25.8), tại công trường thi công nhà ga đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh – Hà Đông (đoạn đối diện số nhà 103 đường Quang Trung), quận Hà Đông, TP.Hà Nội.
Vào thời điểm trên, xe ô tô 4 chỗ màu đen lưu thông theo hướng Hà Đông – Ngã Tư Sở. Khi xe đến đoạn đường trên, bất ngờ bị một thanh sắt hình chữ L dài khoảng 3m từ công trường rơi trúng mui xe rồi bật xuống đất.

 HN: Thanh sắt lớn từ đường sắt trên cao rơi trúng ô tô - 1
 HN: Thanh sắt lớn từ đường sắt trên cao rơi trúng ô tô - 2
Chiếc xe ô tô màu đen bị thanh sắt dài hơn 2m rơi trúng mũi xe (Ảnh: Nguyễn Hà)
Chứng kiến sự việc, chị Nguyễn Thị Hà (20 tuổi, nhân viên bán hàng ở gần nơi xảy ra sự cố) kể lại, thời điểm trên chị đang ngồi trong nhà bỗng nghe thấy tiếng động lớn ở phía đường Quang Trung.
“Lúc đó tôi chạy ra thì thấy một thanh sắt hình chữ U rơi trúng mui xe ô tô. Ít phút sau, thanh sắt từ từ rơi xuống đất. Tài xế bước ra khỏi xe với nét mặt khá hoảng hốt. Phần kính chắn gió phía trước của xe bị nứt một góc bên tài xế. May mắn không có ai bị thương", chị Hà nói.
Chị Hà cho biết, trên xe ô tô có 3 người, gồm tài xế và vợ con của người này. Ngay sau khi xảy ra sự việc, công an phường, đại diện đơn vị thi công cũng có mặt cùng lái xe giải quyết. Đến khoảng 11h, chiếc xe được đưa đi khỏi hiện trường.
Thời điểm xảy ra sự việc, có một số công nhân đang thi công ở phía trên nhà ga, dưới đường Quang Trung có nhiều phương tiện qua lại. Tuy nhiên, không có công nhân cảnh báo người và phương tiện qua lại.
 HN: Thanh sắt lớn từ đường sắt trên cao rơi trúng ô tô - 3
Khu vực xây dựng nhà ga đường sắt trên cao có nhiều phương tiện lưu thông qua lại (Ảnh: Nguyễn Đức)
Ghi nhận tại hiện trường, khu vực xảy ra sự việc là ga của đường sắt trên cao, quận Hà Đông, lý trình K9+025.25 - K9+122.75.
Đến 15h chiều, công nhân đã ngừng làm việc.
Đây không phải là lần đầu tiên công trường thi công của đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông xảy ra tai nạn. Trước đó, vào khoảng 9h30 ngày 12.5, lái xe ô tô 4 chỗ, nhãn hiệu Honda Civic, biển kiểm soát 30M-0070 lưu thông theo hướng Nguyễn Trãi – cầu vượt Ngã Tư Sở. Khi xe tới gần số nhà 341 Nguyễn Trãi, bất ngờ một thanh sắt từ công trình đường sắt trên cao (tuyến Hà Đông – Cát Linh) rơi xuống... khiến cửa trước, bên trái của xe bị móp, xước sơn. May mắn lái xe không bị thương.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Lại phát hiện được bom lớn ở Bangkok

1 tuần kể từ sau thảm họa nổ bom Bangkok, ngày hôm nay cảnh sát nước này lại tiếp tục tìm thấy và vô hiệu hóa kịp thời một trái bom lớn tại trung tâm thành phố.

Sau 1 tuần kể từ vụ nổ bom tối 17/08 tại giao lộ Ratchaprusong, ngày hôm nay cảnh sát Thái Lan lại một lần nữa phát hiện thêm bom lớn ở thành phố Bangkok cách địa điểm xảy ra vụ tấn công không xa.

"Chúng tôi nhận được báo cáo lúc trưa nay về việc thấy có bom tại Sukhumvit 81. Chúng tôi đã ngay lập tức tới kiểm tra và phát hiện ra đó là một quả bom khá lớn", Kamthorn Auchareon, đội trưởng đội phá bom trả lời phỏng vấn trang Reuters.

Được biết, trái bom được đặt trong nhà của một công nhân xây dựng. May mắn thay khối chất nổ đã được vô hiệu hóa kịp thời trước khi một vụ việc đáng tiếc khác xảy ra. Sukhumvit cũng là một tuyến đường chính tại thủ đô Bangkok, tập trung nhiều người du lịch.

rtx1p9fn-1-736x414-26c4b
Thủ phạm đánh bom tối ngày 17/08 vẫn đang bị truy lùng toàn quốc.

Phía cảnh sát Thái Lan vẫn đang ráo riết tìm kiếm thủ phạm đặt bom giết chết 20 người và làm bị thương 125 người tối thứ Hai tuần trước. Tuy nhiên họ vẫn chưa chắc chắn rằng tên thanh niên "áo vàng" liệu đã rời khỏi Thái Lan hay chưa.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Thảm sát tại Gia Lai, 4 người chết, 3 người bị thương nặng

Hung thủ hai tay hai dao, chém chết tại chỗ 4 người, sau đó chạy ra đường đụng đâu chém đó làm nhiều người bị thương.
Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 23-8-2015, tại một rẫy cà phê thuộc thôn Phú Tân (xã Ia Băng, huyện Chư Prông, Gia Lai) đã xảy ra một vụ thảm sát khiến 4 người chết tại chỗ, nhiều người đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Thanh niên tiếp cận ngôi nhà, nơi xảy ra vụ thảm sát
Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, một thanh niên tên Đảng (sinh năm 1976, trú thôn Phú Tân) 2 tay xách con dao rựa đòi giết vợ con. Hoảng hốt, chị vợ đã ôm con bỏ chạy.
Điên tiết, Đảng đã qua chém gia đình người em trai. Hậu quả, đứa con và vợ người em trai chết tại chỗ, chị vợ nguy kịch. Chưa hả giận, Đảng qua nhà chém ông Đặng Đình Vấn (57 tuổi) khiến ông này tử vong.
Sau đó, Đảng qua rẫy kế cận chém chết một người phụ nữ làm thuê rồi ra đường, hai tay hai dao, gặp ai chém nấy, nhiều người đã bị thương…
Ngay khi biết chuyện, hàng trăm thanh niên với dao, gậy gộc đã truy tìm hung thủ. Công an huyện Chư Prông, Chư Sê, Công an tỉnh đã lập tức có mặt tại hiện trường truy tìm.
Cơ qua chức năng và người dân đến hiện trường

Hiện công an và người dân đang truy tìm hung thủ, chúng tôi sẽ cập nhật thông tin đến bạn đọc.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

TS Nguyễn Đức Nghĩa: 'Bộ Giáo dục nợ thí sinh một lời xin lỗi'

Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM cho rằng nguyên nhân dẫn đến những xáo trộn vừa qua là Bộ Giáo dục đã can thiệp quá sâu vào quá trình xét tuyển của các đại học, buộc các trường phải dùng chung phần mềm trong khi hệ thống này lại yếu kém.

IMG-9111-JPG-6832-1440144372.jpg
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM cho rằng, đáng lẽ kỳ thi THPT quốc gia kết thúc tốt đẹp nhưng đến cuối cùng lại gây ra quá nhiều xáo trộn, khó khăn cho thí sinh, phụ huynh, các trường đại học và cả xã hội. Tất cả vấn đề này nằm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà cụ thể là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục vì đã can thiệp quá nhiều, quá sâu vào quy trình xét tuyển của các trường đại học. Bộ đã buộc tất cả trường phải dùng phần mềm xét tuyển chung - là nguyên nhân gây ra rối rắm như vừa qua. 
Theo ông Nghĩa, trước đây tổ chức kỳ thi đại học, cao đẳng là 3 chung, lẽ ra năm nay còn 2 chung bao gồm tổ chức thi chung giờ và chung đề. Nhưng thực tế kỳ thi đã trở thành 4 chung, gồm: chung giờ, chung đề, xét tuyển chung, phần mềm để xét tuyển cũng chung. Chính phần mềm xét tuyển chung là "đầu dây mối rợ" gây nên tất cả xáo trộn. Về mặt kỹ thuật, phần mềm chung đã buộc tất cả dữ liệu tập trung vào một đầu mối là Cục Khảo thí. Với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin yếu kém, không có sự chuẩn bị chu đáo của Cục đã dẫn đến nhiều rắc rối, mà dấu hiệu đầu tiên đã bộc lộ ngay ngày công bố điểm thi, thí sinh không xem được điểm do nghẽn mạng.
Đến đợt xét tuyển đại học, cao đẳng đầu tiên, phần mềm xét tuyển chỉ được hoàn chỉnh vào ngày 11/8 trong khi kỳ xét tuyển đã bắt đầu trước đó 10 ngày. Hiện phần mềm đó như thế nào các trường đại học vẫn chưa được biết, bởi khi thí sinh đến nộp hồ sơ bằng các giấy tờ, trường mới xin Bộ dữ liệu của em đó. Ông Nghĩa cho rằng, xét tuyển đại học trước đây là việc giữa nhà trường và thí sinh thì bây giờ cả hai nhân vật chính lại phải thông qua Cục Khảo thí. Điều này gây ra sự tắc nghẽn trong quá trình nộp - rút bởi khi thí sinh tới rút các trường có thể trao lại hồ sơ giấy mà các em đã nộp, nhưng trường phải thông qua Cục Khảo thí mới xóa được dữ liệu. Xóa xong thí sinh mới nộp được vào trường khác. 
Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM nhận xét, lẽ ra việc xét tuyển khá đơn giản nếu như Cục Khảo thí công khai các dữ liệu của thí sinh cho các trường đại học. Căn cứ vào đó trường có thể trực tiếp nhận - trả hồ sơ. Nếu cơ sở hạ tầng công nghệ kém các trường có thể xét tuyển bằng tay vì mỗi thí sinh chỉ có một phiếu điểm để nộp nên không cần phải kiểm soát quá gắt gao. Tuy nhiên, từ đầu tới cuối Cục vẫn theo đuổi phần mềm xét tuyển dẫn đến sự hỗn loạn khi đến ngày cuối cùng ở các trường đại học có hàng nghìn thí sinh tới rút hồ sơ.
Các trường phải vất vả nhận - trả hồ sơ cho các em, nhưng việc xóa dữ liệu trường cũ sang trường mới vào những giờ chót có được hay không phụ thuộc vào Bộ Giáo dục. "Lãnh đạo Bộ, những người tổ chức kỳ thi này phải chịu trách nhiệm và xin lỗi trước thí sinh về những xáo trộn, vất vả mà các em phải chịu trong đợt xét tuyển vừa qua", ông Nghĩa nói.
561830-108442432651245-2077105-9881-8948
PGS.TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ.
Nhìn nhận về kỳ thi THPT quốc gia, PGS. TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ cho rằng những ngày đầukỳ thi đã diễn ra khá suôn sẻ, tốt đẹp, phức tạp chỉ bắt đầu khi xét tuyển. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, thí sinh, phụ huynh do là năm đầu tiên thực hiện đổi mới xét tuyển nên chưa quen. Là người trong cuộc nên thí sinh không khỏi nôn nóng và hoang mang thái quá thay vì cần bình tĩnh để suy xét, quyết định nộp vào ngành nào trường nào. Trừ số ít những thí sinh điểm cao nộp vào Y đa khoa, phần lớn những em điểm cao ngay từ đầu đã xác định được vị trí của mình. Số chạy loạn xạ từ trường này sang trường khác là do có điểm thi thấp hơn. Nhiều em không tự lượng được sức mình, không cân nhắc kỹ trước khi nộp hồ sơ mà xét tuyển đại học với suy nghĩ bằng mọi giá tìm được trường đậu để học.
Thứ hai, các đại học chưa làm hết chức năng và khả năng của mình làm cho nỗi hoang mang của người dân nhân lên. Nhiều trường đã quá tin và thụ động ngồi chờ phần mềm xét tuyển của Bộ. Trong quá trình xét tuyển trường công bố cùng lúc cả 4 nguyện vọng, vì không lọc được lượng thí sinh ảo nên nhiều thí sinh, phụ huynh hoang mang, lo lắng rồi vội vã rút hồ sơ vì không biết đậu hay rớt. "Ngay chúng tôi chuyên làm về công tác tuyển sinh khi nhìn vào bảng danh sách thí sinh các trường cập nhật cũng không thể dự đoán khả năng đậu - rớt, huống hồ là thí sinh", ông Xê nói. 
Đại học Cần Thơ với kỳ tuyển sinh năm nay thu nhận được một kết quả khả quan, tuyển được lượng thí sinh có điểm cao hơn so với những năm trước. Để có được điều này, ông Xê cho biết ngay từ đầu trường đã dự đoán trước được vấn đề, sau đó xây dựng phần mềm tuyển sinh riêng. Trong đó có phần mềm lọc ảo do vậy không bị lệ thuộc vào Bộ. Khi thí sinh nộp phiếu điểm, trên phiếu điểm đã có mã vạch nên trường chỉ cần nhập vào phần mềm của trường là được.
Thứ ba, theo ông Xê cũng là lý do quan trọng nhất làm nên một kỳ thi rối rắm là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho thí sinh đăng ký cùng lúc 4 nguyện vọng. Nếu như ngay từ đầu chỉ cho các em chọn một ngành, một trường thì mọi việc đã khác. Hơn nữa Bộ ôm đồm quá nhiều về mặt dữ liệu, các trường bị động, lệ thuộc vào Cục Khảo thí nên không thể linh động trong việc xét tuyển.
Một trong những nhược điểm rất lớn nữa của Bộ là việc cho phép một ngành có thể tuyển sinh bằng nhiều tổ hợp, nhưng lại tách làm hai: đối với tổ hợp truyền thống được xét tối đa 75%, còn tổ hợp mới là 25%. Điều này làm cho việc xét tuyển thêm phức tạp.
Ngày 20/8 là hạn chót của đợt 1 xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Hàng nghìn thí sinh đã phải chạy như con thoi từ trường này sang trường khác, chen chúc chờ đợi nộp và rút hồ sơ. Nhiều phụ huynh đã phải bỏ công việc, mất ăn mất ngủ để cùng con tính toán điểm, lựa chọn trường.
 
Cân ô tô điện tử 40 tấn | Cân ô tô điện tử 60 tấn | Cân ô tô điện tử 80 tấn